The Golden Triangle


Advertisement
India's flag
Asia » India » Uttar Pradesh » Agra
January 22nd 2006
Published: January 22nd 2008
Edit Blog Post

India guide book & pen India guide book & pen India guide book & pen

This India guide book (2005) was a present of thanks from RomanB (the Moderator of the Thorn Tree travel forum) on behalf of Lonely Planet, after I created Vietnam FAQs thread. It's very thick and heavy, and it had travelled with me in India. The pen in this photo was bought at New Delhi International Airport before I left India. It was special as you can see the word "India" on it.
22 January 2006 was the day when I stepped my foot in India and started my adventure in the Golden Triangle (Delhi - Agra - Jaipur). After traveling to Egypt and China as well as other countries, I always dreamed of visiting India, and on this day, my dream came true.

From Hanoi, I flew to Bangkok on Air Asia then connected my flight to New Delhi on Air India. My flight BKK - New Delhi with Air India was delayed 24 hours, however the hotel that I booked in New Delhi still sent a car to the airport twice and waited until they could see me. That was the first caring gesture by the Indians. Next day, I rent a car (US$15 per day) and visited some places in Delhi. Walking down the streets in Pahar Ganj on a sunny morning, I could really feel "I am here in India!". Children were going to school, traffic was busy on the streets with various types of vehicles (cars, buses, auto-rickshaws, rickshaws, ox carts, bicycles etc.,) and shops were open. It was just amazing to see things that were so well organized regardless of the chaotic traffic. Everyone could find their
Good morning India!Good morning India!Good morning India!

I chose a blue Áo Dài (Vietnamese traditional dress) as it matched with the white marble color of the Taj Mahal. Thanks must go to the Indian photographer who helped me take this photo. (25 January 2006)
own way in the flow (similar to my country).

What impressed me on the first day was the visit to Qutb Minar in the Greater Delhi. I walked around the Victory Tower and the ruins on the park. There are not only beautiful buildings, but it's also a very relaxing place. Next day, I visited Chandni Chowk market and Jama Masjid mosque in Old Delhi, Indira Gandhi memorial house and the National Museum before heading to Agra. I rented a car with driver to Agra for a couple of days and it cost US$98.

The Taj Mahal was the major destination on this trip. I was very lucky the weather was very pleasant in late January. It was cold in the morning and at night, but very warm and sunny during the day time. There I was, at the Taj Mahal, wearing a traditional dress of my country, after traveling so far away from Hanoi. And now I had the picture that I imagined before my trip, thanks to the help of an Indian photographer at the Taj Mahal. Walking behind the white marble building by the river, it was cold and I felt sad in my heart.
The Taj MahalThe Taj MahalThe Taj Mahal

The view of the Taj Mahal from one of the buildings at the area.
I guess the reason for that feeling may be the touching love story of the King and the Queen, or maybe I was there alone and wish I could have someone to share with me at that moment. The Taj Mahal always is one of the most special places that I have ever been.

Another experience on my trip to Agra was Agra Fort and Fatehpur Sikri. I really like the forts in India, especially their architecture, the view from the opposite river bank or mountain, as well as the wall color. The last thing I did was a one day tour to Jaipur. Everyone said Rajasthan is a beautiful state, and I agree wholeheartedly with that comment.

Before my trip to India, I read a lot of comments about India on some travel forums. A poster even told me "India, you either love it or hate it". I don't think so. I think that if you travel with an open mind and attitude, you will always see both positive and negative sides of any matter and meet with friendly people. I found most of the Indians were very friendly, caring and polite. A guy stood up and gave me a seat at the museum's coffee shop. At the tourist sites, there was always someone who was ready to offer me a help when I wanted to take a photo for myself. Both kids and adults at Chandni Chowk market smiled, waved to me and said "Hello!". A shop owner even invited me to their shop, not for buying anything, but they just gave me a chair to relax. The staff at my hotel in New Delhi were very kind and they cared a lot about me. One of the guys there even took me to Connaught Place and said it was the first time he showed around a guest (I am lucky!). Some Indians I knew on the Thorn Tree travel forum also offered me a room at their house, if I ever make my way to Calcutta or southern India. If someone touched me, because it was crowded, they would turn back at once and say "Sorry".

Leaving India on a Sunday morning, I looked through a car window and saw quiet streets and green tree lines. And when my plane took off, tears in my eyes, I thought "Good bye India!". Everyday in this country was a new experience. Although the Golden Triangle is just a small part in comparison with such a large country like India, I had learned a lot from the things I saw on the trip, and the friendliness of the Indians whom I met before and after the trip had captured my heart. I know I already fell in love with this country and that someday I will come back.

The highlights of my trip:

1. The Taj Mahal (touching the 350 year old white marble building made me feel like I could go back to the old days)
2. Qutb Minar with Victory Tower
3. Amber Fort near Jaipur (a great view from the mountain and along the way to this fort)
4. Chandni Chowk market and very friendly people
5. Standing on the roof of Jama Masjid in Old Delhi (the largest mosque in India)
6. Connaught Place in the afternoon with Indian music and people
7. Agra Fort (beautiful architecture and red brown wall)
8. Jaipur - the pink city (pink painted buildings with white house-number plates)
9. Indira Gandhi memorial house and Raj Ghat
10. The crowd and chaos at Pahar Ganj railway station near my hotel
11. Fried chicken and chicken curry made by the gentle guys at my hotel in New Delhi
12. Indian tea (chai)

TAM GIÁC HOÀNG KIM - ẤN ĐỘ

(Tháng 1 năm 2006)

Một vài năm sau chuyến đi chinh phục Trung Quốc và Ai Cập, hai nền văn minh lớn của nhân loại, cái đích tiếp theo của tôi là đến thăm Ấn Độ. Sau một năm lên kế hoạch và chuẩn bị, ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Chuyến đi của tôi kéo dài 2 tuần lễ tới thăm Ấn Độ và Thailand, bắt đầu chính xác vào một tuần trước Tết và quay về Hà Nội vào mùng 6 Tết Bính Tuất.

Chuyến bay Hà Nội - Bangkok của Hàng không Air Asia đến Bangkok vào lúc 2 giờ rưỡi chiều. Tôi có 4 tiếng đồng hồ để transit, nhưng rồi chuyến bay Bangkok - New Delhi của tôi bay cùng Hàng không Air India bị delay đến tận 24 tiếng đồng hồ. Tôi phải ở lại Khách sạn Amari Airport Hotel một ngày một đêm. Chuyến bay của tôi là cùng giờ đó của ngày hôm sau. Sau 3 tiếng rưỡi bay, hơn 8 giờ tối, tôi đến thủ đô New Delhi. Thời gian ở Ấn Độ chậm hơn Việt Nam một tiếng rưỡi. Ra đến ngoài cửa “Arrival” là một hàng rào với hai bên kín đặc người cầm biển đón khách. Tôi vui mừng nhìn người đàn ông người Ấn Độ cầm tấm biển có tên tôi. Khách sạn thật chu đáo, chuyến bay của tôi bị delay lâu như vậy mà họ vẫn ra sân bay 2 lần và chờ để đón tôi bằng được. Vừa bước chân ra bên ngoài khoảng không của sân bay, ấn tượng đầu tiên của tôi về Ấn Độ là bầu không khí ngột ngạt mùi khói nồng. Tôi không hiểu đó có phải là mùi khói ô nhiễm do khí thải của xe cộ và các nhà máy hay không. Phải mất một thời gian mới quen được mùi này.

Chặng đường từ sân bay về khách sạn mất khoảng 45 phút. Lúc này là khoảng gần 9 giờ tối, nên xe cộ thưa thớt hơn. Về đến gần khách sạn thấy hàng quán bên đường giống như ở Việt Nam. Nhận phòng xong thì cũng đã hơn 11 giờ đêm, tức là gần 1 giờ sáng ở Việt Nam. Đêm hôm đó, tôi ngủ không ngon giấc vì lạ chỗ và ồn quá, thỉnh thoảng lại có tiếng người nói chuyện ngoài đường, tiếng kéo ghế ở tầng trên miết xuống sàn. Đi vào một đất nước 1 tỷ dân thì phải chấp nhận sự đông đúc và ồn ào như vậy.

Trên bản đồ Ấn Độ, New Delhi - Agra - Jaipur khi kết nối với nhau thì trông giống như hình tam giác, vì vậy nên được gọi là “Tam giác hoàng kim” (the Golden Triangle), trong đó New Delhi ở phía bắc là đỉnh của tam giác, Agra nằm ở hướng đông và Jaipur nằm ở phía tây. Mục đích lớn nhất của tôi trong chuyến đi này là đến thăm ngôi đền Taj Mahal ở Agra. Để thăm quan được nhiều nơi trên một đất nước rộng lớn như Ấn Độ thì phải mất hàng tháng trời, nếu có ít thời gian hơn (7-8 ngày) thì Tam giác Hoàng Kim là điểm đến thích hợp nhất.

New Delhi - Old Delhi - Greater Delhi
Lakshmi Narayan temple in DelhiLakshmi Narayan temple in DelhiLakshmi Narayan temple in Delhi

This temple was built in 1938 in Delhi.

Ngày đầu tiên, tôi dành trọn thời gian để thăm quan New Delhi, thuê một xe ô tô giá 650 Rs (Rupees), khoảng 15 USD. Thủ đô New Delhi có dân số 12,8 triệu người, ngôn ngữ chính là tiếng Hindi, tiếng Anh và Punjabi. Các chứng tích lịch sử cho thấy Delhi đã tồn tại từ khoảng 2.500 năm trước. Kể từ thế kỷ 12, Delhi trải qua thăng trầm của 7 triều đại chính, đến năm 1911, người Anh quyết định chọn Delhi làm thủ đô. Có ít nhất là 8 thành phố hình thành nên Delhi ngày nay, 4 thành phố trong số đó nằm ở phía nam, quanh khu vực Qutb Minar, thành phố thứ 5 đặt tại Firoz Shah Kotla ở New Delhi hiện nay. Vua Sher Shah tạo nên thành phố Delhi thứ 6 ở Purana Qila, gần Khải hoàn môn của Ấn Độ (India Gate) ở New Delhi ngày nay. Vị Vua Shah Jahan của vương quốc Mughal xây thành phố Delhi thứ 7 vào thế kỷ 17, chuyển thủ đô từ Agra về Delhi, chính là khu vực thành phố cổ Old Delhi ngày nay, và cuối cùng là thành phố Delhi thứ 8, do người Anh xây dựng khi rời thủ đô của British India từ Calculta. Sau khi giành được độc lập vào năm 1947, New Delhi trở thành thủ đô của Ấn Độ ngày nay.

Hôm nay bầu trời trong xanh, nắng ấm. Khoảng 9 giờ rưỡi, tôi mới ra đường. Đi giữa dòng người trên đường phố, tôi cảm nhận một bầu không khí thực sự đang ở Ấn Độ. Các hàng quán nhỏ, người xe qua lại trên đường phố, các em học sinh mặc đồng phục đang đến trường. Giao thông trên đường phố rất buồn cười, có nhiều xe buýt, xe con, xe đạp kéo (rickshaw), xe Tuk Tuk (auto-rickshaw), rồi cả xe bò ngược xuôi. Khác với chiều đi ở Việt Nam, ở đây họ đi bên trái. Trên đường đi, cậu lái xe chỉ cho tôi thấy Khải hoàn môn của Ấn Độ (India Gate) và đền Hoa sen (Lotus Temple). Nơi đầu tiên tôi tới thăm là đền Lakshmi Narayan do BD Birla xây vào năm 1938, thờ Kakshmi, vị thần tượng trưng cho sự giàu sang. Ngôi đền vẫn còn mới với lớp sơn tường màu vàng nâu. Bên trong
An Indian girl at the Taj MahalAn Indian girl at the Taj MahalAn Indian girl at the Taj Mahal

I asked her if I could take a photo of her and she agreed.
đền, tôi thấy người ta chấm cái gì đó màu đỏ chót lên trán người đến cầu nguyện.

Vì là ngày thứ hai đầu tuần, nên nhiều nơi đóng cửa. Thêm vào đó, do sắp đến ngày Republic Day 26/1, nên an ninh được thắt chặt tại một số nơi như pháo đài Red Fort hay India Gate. Cậu lái xe đi rất xa, về sau tôi mới biết là đến khu vực Greater Delhi để thăm Qutb Minar, một công trình mang đậm nét kiến trúc Afghan. Tại cửa vào, tôi bị kiểm tra túi xách. Sau khi đi dọc theo con đường có hai hàng cây thì nhìn thấy một núi đá cao với hình thù đặc biệt. Tôi đi một vòng quanh núi đá rồi hướng về phía một hàng cột, từ đây có thể nhìn thấy một ngọn tháp rất cao, đó là Victory Tower xây vào năm 1193, ngay sau khi đánh bại vương quốc Hindu cuối cùng ở Delhi. Toà tháp được chia làm 5 tầng với những đường chạm khắc tuyệt đẹp viền quanh mỗi tầng. Khi bắt đầu công trình này, Qutb-ud-din mới chỉ hoàn thành tầng 1 và những người kế vị đã tiếp tục hoàn thành công trình này. Đến năm 1368, Firoz Shah xây lại tầng trên cùng và đỉnh vòm. Xung quanh ngọn tháp là những toà nhà chỉ còn là phế tích, một khoảng không rộng lớn đa dạng kiến trúc và một bãi cỏ xanh mướt nơi có nhiều người Ấn Độ đang ngồi thư giãn.

Nơi cuối cùng tôi đến thăm trong ngày là Raj Ghat, đây là nơi hoả táng 5 người trong gia đình Gandhi. Tại lối vào cửa, họ bắt phải bỏ giày dép. Khu tưởng niệm trông như một công viên được bao quanh bởi một bức tường vòng tròn, xung quanh là các thảm cỏ, chính giữa là một bệ đá màu đen có đặt 6 vòng hoa và một ngọn lửa leo lét. Một âm thanh như lời cầu nguyện vang lên điểm thêm tiếng trống, có cảm giác trang nghiêm mà buồn man mác. Đi dọc theo bờ tường trên cao có trồng nhiều hoa. Từ đây có thể nhìn thấy toàn cảnh khu hoả táng và tưởng niệm. Xa xa là thảm cỏ xanh mướt và đường xá nhộn nhịp.

Ngày hôm sau, tôi quyết định thuê xe trọn gói 2 ngày giá 4.200 Rs (khoảng 97 USD) thăm New Delhi rồi chiều tối đi Agra, ngủ một đêm ở Agra, ngày hôm sau thăm đền Taj Mahal, pháo đài Agra Fort, Fatehpur Sikri rồi quay về New Delhi. Như vậy sẽ có thời gian nghỉ ngơi chứ không cập rập như tour 1 ngày từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, mặc dù đi theo tour thì chỉ mất 400 Rs, tức là 10 USD.

Cảm giác thật háo hức vì hôm nay tôi được đến thăm thành phố cổ Old Delhi. Nơi đầu tiên trong hành trình là Jama Masjid, thánh đường hồi giáo lớn nhất Ấn Độ do Vua Shah Jahan xây vào năm 1644, nhưng phải mất đến 14 năm (tức là năm 1658) mới hoàn thành xong. Nơi đỗ xe là một bãi đất trống bụi mù, từ đây có thể nhìn thấy pháo đài Red Fort, nhưng hôm nay khách thăm quan không được vào vì lý do an ninh sắp tới ngày Republic Day 26/1, vì vậy nên tôi chỉ đến thăm những nơi khác gần đó.Theo biển chỉ dẫn, tôi đi dọc theo một con đường có thể nói là thể hiện đúng sự nghèo khổ của Ấn Độ. Những con người ăn mặc nhếch nhác nằm ngủ ngay trên nền đất, rác rưởi xung quanh. Đến cửa số 1, tôi thấy nhiều người đang ngồi trên các bậc thang để sưởi nắng. Quy định ở đây là phải bỏ giày ra và xách theo mình. Tôi cũng phải trả lệ phí máy ảnh 250 Rs, tức là 6 USD. Bước vào một khoảng không rộng lớn với rất nhiều chim bồ câu, trước mặt và bên phải là 2 toà nhà sơn màu nâu đỏ, bên trái là toà nhà chính với chóp tháp hình bầu tròn đặc trưng của Ấn Độ và Hồi giáo, chính giữa là bồn phun nước có nhiều người Ấn Độ đang ngồi ở đây. Leo lên nóc toà nhà có thể nhìn thấy toàn cảnh khu thánh đuờng. Đi tiếp theo một cầu thang ngoằn ngoèo tối om là một gian phòng nhỏ xây kín mà chỉ có thể chụp hình qua những ô nhỏ xíu của tấm lưới mắt cáo, từ đây nhìn thấy các hướng của Old Delhi với nhà cửa đường xá rất thú vị.

Rời khỏi Jama Masjid, tôi đi về hướng Chandni Chowk. Đây là khu chợ nổi tiếng đặc trưng của Ấn Độ. Hai bên dãy phố là các cửa hiệu hoặc các ngôi nhà kiểu cổ, giữa con phố nhỏ bé và chật chội là những chiếc xe đạp kéo chở người phóng rất nhanh, rồi cả những con dê, dòng người qua lại, tất cả là một sự hỗn độn, vậy mà chẳng có ai đâm vào nhau hết cả. Mọi người nhìn tôi tò mò. Ở một vài quán ăn tôi đoán là từ thiện, vì thấy có những người ăn mặc nhếch nhác đang ngồi xếp hàng trước cửa, bên trong là ông chủ to béo đang nấu nướng và chắc là phát chẩn. Khi đứng ở một ngã ba, tôi lưỡng lự không biết đi theo hướng nào, nên đứng quan sát mọi người mua bán. Bên cạnh tôi lúc đó là một người bán rau và mấy người mua đang mặc cả. Anh bán hành đặt lên cân những quả cà tím, cân đo và bán rất nhanh. Tôi nhìn về hướng phố nơi mình sắp đi thấy trước mắt mình là một sự hỗn loạn người xe ngược xuôi chen chúc, nên giơ máy ảnh lên chụp. Về nhà xem ảnh thấy có chữ “Happy New Year” trên một tấm băng rôn.

Tiếp theo là một dãy phố bán nhiều vải vóc. Người ta đặt các cô ma nơ canh trước cửa với những trang phục truyền thống Ấn Độ khá đẹp. Đó là kiểu áo dài đến gần đầu gối và quần côn bó sát. Còn trang phục các cô tiếp viên mặc trên máy bay thì rất duyên dáng, váy dài trùm kín chân. Hai kiểu trang phục truyền thống rất khác nhau. Đến một hàng bán trà (người Ấn Độ gọi là “chai”), tôi thấy họ đang rót trà màu nâu vàng vào cốc, nên quyết định ghé vào quán. Cầm ly trà nóng hổi trên tay, tôi từ từ thưởng thức vị ngọt ngào của trà và sữa, giá rất rẻ, chỉ có 5 Rs.

Tiếp tục hành trình, nhưng bây giờ là quay lại con đường cũ. Trên những chiếc xe đạp kéo là những cô cậu học sinh cấp 1 tan trường vẫy tay chào tôi “Hello!”. Đây không phải là lần đầu tiên mọi
The Taj MahalThe Taj MahalThe Taj Mahal

The view of the Taj Mahal on a sunny morning with trees lining the pool.
người thân thiện với tôi như vậy ở Chandni Chowk. Bao nhiêu lần tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người chào và mỉm cười với tôi. Đi qua một hàng cà ry, tôi quyết định dừng lại ăn. Ông chủ bán hàng to béo xúc cà ry từ một chảo và đưa cho tôi một chiếc bánh bột mì cán mỏng “chappati” ăn cùng cà ry, món này không cay lắm. Sau khi ăn xong, ông còn khuyến mại một món ăn gì đó rất ngọt với những vụn nhỏ như dừa. Khi đang mải ăn, tôi thấy ai đó giật áo mình. Ngoảnh lại phía sau thì hoá ra là một cô bé con đang mỉm cười chào tôi “Hello!”. Một cậu bé con đứng phía sau bắt gặp ánh mắt của tôi cũng mỉm cười rồi bẽn lẽn xấu hổ nấp sau lưng cha của cậu. Tôi đã gặp biết bao nhiêu những người thân thiện như vậy đấy. Vẫn chưa hết, khi quay lại con đường cũ, tôi đứng trước một cửa hàng. Người chủ cửa hàng nơi tôi đang đứng mời tôi vào ngồi trên ghế, họ không hề có ý mời mọc tôi mua hàng, mà chỉ tỏ ý hiếu khách mời tôi ngồi nghỉ chân. Tất cả những điều này làm tôi rất cảm động. Có những người đã tốt với tôi đến như vậy. Sau khi quay lại theo con đường cũ, tôi đi qua một vài cửa hàng bán thịt thấy người ta bày cả đầu dê, xương sườn dê. Cuối cùng thì tôi cũng ra tới bãi đỗ xe đầy bụi dưới cái nắng hầm hập của buổi trưa.

Điểm đến tiếp theo của tôi là Viện bảo tàng Quốc gia. Giá vé vào cửa ở Viện bảo tàng Quốc gia chênh lệch đến tận 30 lần. Người nước ngoài phải trả 300 Rs trong khi người Ấn Độ chỉ phải trả 10 Rs, còn nếu người nước ngoài muốn chụp ảnh trong Viện bảo tàng thì phải trả thêm 300 Rs nữa. Gian phòng tôi thích nhất trong Viện bảo tàng là gian phòng về lịch sử một vài vương quốc đã được khai quật. Một số gian phòng khác trưng bày các loại tiền xu, các loại vũ khí được chạm trổ công phu, các loại áo giáp, các hoạ tiết trang trí trên các loại vải, và cả những đồ vật bằng đá từ 2.500 năm trước công nguyên mang rất nhiều ý nghĩa về lịch sử nền văn minh của nhân loại. Tôi cứ buốn cười khi nhìn thấy chiếc cân với những quả cân bằng đá nhỏ xíu hình vuông với các kích cỡ khác nhau trông rất dễ thương, hay hình các con vật bằng đá trông rất giống như thật.

Từ Viện bảo tàng Quốc gia đến Nhà tưởng niệm Indira Gandhi không xa lắm. Đó là một toà biệt thự với vườn cây trên một khu phố yên tĩnh. Đầu tiên là gian phòng có rất nhiều các bài báo nói về Indira Gandhi. Tôi chụp tấm hình chiếc sari vẫn còn vết máu, túi xách và đôi giày bà đi trong ngày bị ám sát. Tất cả được đặt trong một tủ kính. Trong gian phòng tiếp theo, tôi nhìn thấy hình Bác Hồ và chữ viết của Bác đề tặng cô cháu gái, khi đó Indira còn rất trẻ. Một gian phòng khác làm tôi rất buồn là gian phòng về con trai của bà, Rajiv Gandhi. Chiếc áo ông mặc trong ngày bị ám sát được treo trong một tủ kính, có lẽ do cũ hoặc do bị bắn, nên trông tả tơi. Ra đến ngoài vườn là con đường nơi có tấm biển “Đây là vài mét cuối cùng trong cuộc đời Indira Gandhi. Nơi có tấm kính là nơi bà ngã xuống khi hai vệ sĩ người Sikh đã ám sát bà vào ngày 31/10/1984”. Khi đi vòng sang đầu bên kia, tôi nhìn thấy một bốt canh và một người lính gác. Gần đó là một ô kính có đặt một bông hoa. Nhà tưởng niệm Indira Gandhi với tất cả những gì tôi đã thấy thực sự làm tôi cảm thấy rất buồn. Năm 1984, tôi biết tin bà bị ám sát, mãi 22 năm sau, tôi mới có dịp đến tận nơi này. Quay trở lại ô tô, chúng tôi rời khỏi New Delhi vào lúc 3 giờ rưỡi chiều, nhằm hướng đông nam đến thăm Agra và sáng ngày mai thì tôi sẽ được nhìn thấy ngôi đền Taj Mahal.

Agra - đền Taj Mahal - Fatehpur Sikri

Chuyến đi từ New Delhi đến Agra bằng xe ô tô kéo dài suốt 4 tiếng đồng hồ. Ngồi trên ô tô lâu quá nên khi đến Agra, cậu lái xe dừng xe gần một ngôi đền hay nhà thờ gì đó thắp đèn rất đẹp, chân tôi bước không nổi mà chỉ muốn khịu xuống, vì đầu gối mỏi quá và quen ở tư thế ngồi suốt mấy tiếng đồng hồ. Chúng tôi đi tiếp vào thành phố, ở đây có vẻ nghèo chứ không sầm uất như New Delhi. Thành phố Agra ở Bang Uttar Pradesh, theo Lonely Planet Guide Book thì số dân ở Bang này đông nhất Ấn Độ.

Ngày tôi đặt chân đến Taj Mahal là một ngày đáng nhớ trong cuộc đời, vì tôi đã được nhìn thấy tận mắt ngôi đền bằng đá cẩm thạch nổi tiếng là một trong những kỳ quan của thế giới. Vé vào cửa là 700 Rs (khoảng 15 USD). Trước khi bước vào khu đền, các túi xách của khách thăm quan bị kiểm tra kỹ lưỡng, thậm chí tôi phải vứt gói bánh quy của mình vào sọt rác trước sự chứng kiến của hai cô gái bảo vệ ở đó. Đầu tiên là một toà nhà dài với những hàng cột, tất cả đều
Raj GhatRaj GhatRaj Ghat

This is the place where the members of the Gandhi family were cremated.
sơn màu nâu. Sau khi đi qua một toà nhà nữa và nhìn qua khung cửa thì có thể thấy đền Taj Mahal. Khi tôi vừa bước ra khoảng không, một người thợ chụp ảnh người Ấn Độ xuất hiện và anh tình nguyện giúp tôi chụp một lô ảnh ở đây. Dọc theo con đường là hàng cây và bồn phun nước. Hình ảnh của Taj Mahal phản chiếu xuống mặt nước lấp lánh. Thật may là trời nắng đẹp và đúng hướng đông nên rất tốt cho việc chụp hình.

Trước khi đi, tôi đã đọc nhiều lần câu chuyện về ngôi đền này. Đền Taj Mahal do Vua Shah Jahan xây để tưởng nhớ người vợ thứ hai yêu dấu của ông là Mamtaz Mahal. Bà mất khi sinh đứa con thứ mười bốn vào năm 1631. Vị Vua đau khổ đến mức chỉ sau một đêm, mái tóc của ông chuyển thành màu trắng. Công việc xây dựng Taj Mahal bắt đầu vào năm 1631, nhưng mãi đến năm 1653 mới hoàn thành. Tổng cộng có 20.000 người từ Ấn Độ và Trung Á tham gia xây dựng công trình này và tốn 3 triệu
Details on Victory TowerDetails on Victory TowerDetails on Victory Tower

Close up of Victory Tower at Qutb Minar
Rs, tức là khoảng 70 triệu USD ngày nay. Di sản thế giới này có 3 cổng là tây, nam và đông. Để miêu tả vẻ đẹp của ngôi đền này, nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore đã nói “A teardrop on the face of eternity” (một giọt nước mắt trên khuôn mặt vĩnh hằng), hay như nhà văn Anh Rudyard Kipling nói “The embodiment of all things pure” (hiện thân của tất cả những gì trong trắng nhất).

Hai bên của ngôi đền là hai toà nhà màu nâu với những mái vòm và hoạ tiết trang trí rất đẹp. Phía sau đền là một dòng sông, chỗ này không có nắng nên rất lạnh, tôi lại chỉ mặc áo dài mỏng manh và cất áo khoác trong túi. Đi cạnh bờ sông, người tôi lạnh run vì không có nắng, lòng chợt trùng xuống vì cảm giác buồn. Thật kỳ lạ, tôi đã bao lần ước mơ được đến thăm Ấn Độ và đền Taj Mahal, đã chờ đợi và chuẩn bị bao lâu cho chuyến đi này, nhưng bây giờ đây khi giấc mơ của tôi đã trở thành hiện thực, tự nhiên tôi lại có cảm giác buồn đến như vậy trong trái tim mình. Có lẽ chính vì khung cảnh tĩnh lặng và uy nghiêm của khu lăng mộ, có lẽ vì câu chuyện cảm động về tình yêu của vị Vua dành cho vợ của mình, hay có lẽ vì cảm giác mong ước có một người bạn ở bên cạnh mình để chia sẻ giây phút này. Tôi chạm tay vào một phiến đá khắc nổi có cảm giác như một ô cửa nhưng lại không phải là cửa. Những phiến đá lạnh lẽo tồn tại mãi mãi với thời gian.

Sau khi đi hết con đường dọc bờ sông ở phía sau của ngôi đền, tôi đi về hướng bên kia, nơi đó cũng có một toà nhà màu nâu tương xứng. Từ đây có nắng nên ấm áp hơn nhiều. Vừa xách chiếc ba lô vừa xách đôi xăng đan và đi chân đất, tôi bước vào gian phòng chính là hầm mộ. Ở đây không cho phép chụp hình. Bên trong hầm mộ khá tối, chỉ có ánh sáng từ cửa chính và một ngọn đèn với ánh sáng leo lét. Có nhiều khách du lịch cũng đang ở đây. Tôi đứng nghe một người hướng dẫn viên giải thích và soi đèn pin vào hình các bông hoa trang trí trên tường đá quây tròn khu hầm mộ. Từ cửa vào có thể nhìn thấy hai quan tài đá là mộ của Nhà Vua và Hoàng Hậu. Tôi đi vòng quanh khu tường đá rồi đứng nghe một người hướng dẫn viên chụm tay lại trước miệng và nói gì đó bằng tiếng Hindi. Âm thanh phát ra vang vọng trong khu hầm mộ và ngân nga lan toả trong khắp khoảng không càng làm tăng thêm sự huyền bí của nơi tưởng niệm này. Rời khỏi khu hầm mộ, tôi bước ra bên ngoài, đi về hướng tay phải chụp một vài kiểu ảnh các khung vòm và một cột đá, đi một vòng quanh tầng hai của khu đền rồi lại ra cửa chính, từ đây ngồi ngắm toàn cảnh con đường với hai hàng cây và bồn phun nước. Phía dưới bức tường, công việc bảo trì đang được tiến hành. Những người thợ đứng trên một giàn giáo, dùng nước rửa các phiến đá, lau chùi và tô vẽ lại các hoạ tiết trang trí.

Tiếp theo, cậu lái xe chở tôi tới pháo đài Agra Fort. Pháo đài này được Vua Akbar bắt đầu xây vào năm 1565 và sau đó Vua Shah Jahan xây thêm các công trình dùng đá cẩm thạch trắng mà ông yêu thích. Pháo đài nằm trên bờ sông Yamuna, mặc dù được xây với mục đích quân sự nhưng Vua Shah Jahan nâng cấp lên thành một cung điện. Bên ngoài là một dãy tường thành màu nâu đỏ xây dọc theo kênh nước với kiến trúc đồ sộ và các đường nét chạm trổ trên cổng vào cũng như các ô cửa. Đi dọc theo dốc vào bên trong là một khu vườn với các thảm cỏ xanh mướt, một dãy nhà với rất nhiều hàng cột và mái vòm độc đáo. Tôi leo lên tầng 2 và từ đây có thể nhìn thấy toàn cảnh Taj Mahal ở đằng xa.

Fatehpur Sikri nằm cách Agra 40km về hướng tây. Nơi đây từng là thủ đô trong một thời gian ngắn của vương quốc Mughal vào những năm 1571 - 1585, dưới thời Vua Akbar. Xe ô tô đi dọc theo một con
Jama MasjidJama MasjidJama Masjid

I had to walk in bare feet on the rooftop floor of one of the buildings at this mosque. There are stairs to the highest position where I could view the Old Delhi.
đường với hai hàng cây và cánh đồng gợi nhớ cho tôi về hình ảnh tương tự ở nông thôn Việt Nam. Sau khi đi khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ, xe dừng lại ở một pháo đài và nhà thờ hồi giáo cũng tên là Jama Masjid giống như ở Old Delhi. Trên lối vào chủ yếu chỉ thấy các phế tích chứ không nguyên vẹn và hoành tráng như các công trình khác, nhưng nét đặc biệt và hấp dẫn nằm ở phía trong khu thăm quan này. Toàn bộ thành phố Akbar với các toà nhà và cả nhà thờ hồi giáo là Di sản thế giới. Một khoảng sân rộng với hai bên là dãy nhà yên tĩnh và hiu quạnh lạ thường, không một bóng người, khác xa cái ồn ào náo nhiệt của một đất nước một tỷ dân. Chính giữa là một toà nhà với các chóp tháp hình tròn và đặc biệt hơn nữa là đường trang trí mái uốn lượn cuộn hình tròn rất lạ mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy ở bất cứ nơi đâu, có cảm giác như các nhũ đá vậy. Nhà thờ hồi giáo Jama Masjid cũng ở trong khu quần thể này và còn được gọi là “Dargah Mosque”, hoàn thành vào năm 1571 theo kiến trúc Persic và Hindu.

Trở lại xe ô tô, chúng tôi quay về New Delhi. Dọc đường nhìn thấy các hàng quán, đồng lúa, trạm bán vé, tất cả đều giống hệt Việt Nam. Tôi có cảm giác mình đang ở Việt Nam chứ không phải là một đất nước cách xa Việt Nam tận 5 giờ bay.

Ngày 26/1 là ngày nghỉ lễ Republic Day. Anh Harish ở khách sạn tại New Delhi dẫn tôi đến thăm Connaught Place. Đây được coi là trung tâm của New Delhi với các đường tròn vòng quanh và 7 tuyến phố tỏa hướng từ đây. Vòng tròn ngoài cùng là Connaught Circus (hay Indira Chowk), vòng tròn ở giữa được gọi là Middle Circle, và vòng tròn trong cùng là Inner Circle (hay Rajiv Chowk). Trên vỉa hè là các cửa hàng nhỏ bày bán tranh ảnh, vật dụng v.v. Khắp nơi âm vang tiếng nhạc. Anh Harish nói là ở Connaught Place lúc nào cũng như vậy. Lại một lần nữa, tôi có cảm giác đắm chìm trong một thế giới thực sự Ấn Độ. Con người, âm nhạc, hàng hoá, bầu không khí, tất cả hoà quyện với nhau.

Jaipur - Pháo đài Amber

Hôm sau, tôi book tour một ngày đi Jaipur với giá 400 Rs (10 USD). Jaipur là thủ phủ của Bang Rajasthan, nổi tiếng đẹp bởi phong cảnh thiên nhiên, sa mạc trải dài, đồi núi nhấp nhô. Những con voi ở đây được vẽ màu sặc sỡ trên mặt và trên vòi. Nơi đầu tiên xe dừng lại là bên bờ sông nhìn sang Amber Fort, vẫn còn cách Jaipur 11km về hướng bắc. Amber từng là thủ đô cũ của Bang Jaipur. Đứng từ nơi xe đỗ có thể nhìn thấy những pháo đài xây trên núi ở bờ bên kia phản chiếu xuống nước. Cả đoàn phải leo lên một chiếc xe khác, chỉ chở được 6 người. Chiếc xe leo lên những dốc cao và tôi nhìn thấy những toà lâu đài nhấp nhô cũng như nhà cửa và hàng quán lùi dần về phía sau. Những con đường ngoằn ngoèo, xe chạy rất nhanh nên tôi và cậu thanh niên đi cùng gia đình là người Pakistan phải vịn chặt tay vào cửa để không bị rơi ra bên ngoài.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng lên đến đỉnh núi. Xe dừng lại trước pháo đài Amber Fort. Pháo đài này được Maharaja Man Singh, vị tướng chỉ huy quân đội Akbar, xây vào năm 1592, sau đó được Jai Singh mở rộng trước khi chuyển về Jaipur. Từ đây có thể nhìn thấy những pháo đài ở ngọn núi bên kia. Qua một ô cửa nhỏ, tôi chụp toàn cảnh bên dưới là nhà cửa, làng mạc, núi non rất đẹp. Ở đây cũng có những hình hoa văn trang trí trên các cột và các mái vòm.

Đến thành phố Jaipur, chúng tôi đi qua những con phố với những toà nhà màu hồng, biển hiệu luôn luôn trên nền trắng, và đi qua những bức tường thành. Trên một khoảng sân thấy bạt ngàn chim bồ câu. Jaipur nổi tiếng là “Pink City” với những toà nhà cổ kính sơn màu hồng. Năm 1876, Maharaja Ram Singh cho sơn thành phố màu hồng, màu sắc mà những người Rajputs (bang Rajasthan) cho là biểu hiện của lòng hiếu khách
The Taj Mahal The Taj Mahal The Taj Mahal

One of 3 other buildings at the Taj Mahal.
để chào đón Hoàng tử xứ Wales (sau này là Vua Edward VII) khi ông tới thăm và từ đó tập tục này vẫn được duy trì. Điểm thăm quan cuối cùng là Janta Mantar do Jai Singh bắt đầu xây vào năm 1728, trông như một công viên với khối hình được xây mang ý nghĩa chỉ thời gian. Ngày xưa, khi người ta chưa có đồng hồ thì dùng ánh nắng mặt trời chiếu xuống các vạch trên những khối hình này để có thể biết được bây giờ là mấy giờ.

Khi chúng tôi đi qua những khu phố của Jaipur, rất thú vị khi nhìn thấy giao thông ở đây giống hệt Việt Nam, người xe ngược xuôi theo ý mình, tuy lộn xộn nhưng chẳng ai đâm vào nhau. 2 giờ rưỡi chiều, chúng tôi khởi hành quay về New Delhi, trên đường dừng lại nghỉ một lát ở quán ăn sáng nay ghé qua, nên mãi 8 giờ hơn mới về đến trước cửa ngõ mà từ đó tôi đi bộ về khách sạn của mình. Mãi mấy phút cuối cùng của hành trình, khi không còn ai trên xe, anh lái xe mới nói chuyện với tôi. Anh tâm sự “Công việc của tôi rất vất vả, ngày nào cũng phải đưa khách đi đến các thành phố khác nhau”. Tôi ngạc nhiên vì những lời nói chân thành của anh. Người ta cứ phàn nàn về Ấn Độ với những lái xe không dùng meter và bắt nạt khách du lịch, nhưng cũng có những người làm việc vất vả như vậy mà chẳng kiếm được bao nhiêu.

Sáng hôm sau, tôi tự đi đến văn phòng Hàng không Air India để đổi vé máy bay. Khi quay trở về cổng khách sạn của mình, tôi nhìn thấy một con bò màu trắng đi vẩn vơ ngoài đường và một người phụ nữ cho con bò ăn. Ở đây người ta thờ bò, nên bò có thể tự do đi dạo khắp nơi.

Đêm cuối cùng tôi ở New Delhi cũng là đêm giao thừa ở Việt Nam. Sau khi thu dọn hành lý xong xuôi, đến khoảng 9 giờ tối, tôi xuống phòng máy tính. Lúc này ở ngoài đường gần khách sạn thấy đèn thắp sáng, có xe cảnh sát chạy trên phố và âm thanh ê a như hát hay cầu kinh. Mọi người trong khách sạn nói với tôi “Devi”. Tôi đoán đó là một lễ hội hay kỷ niệm một sự kiện nào đó mang tính chất tôn giáo và cảm thấy vui một chút, vì sự kiện này trùng với giao thừa ở Việt Nam. Tôi đang ở đây, một mình tại New Delhi, nhớ nhà da diết. Dù bên ngoài đường là không khí náo nhiệt của Devi, trông tâm trí tôi vẫn ngân nga giai điệu của bài hát “Phút giao thừa lặng lẽ”. Đã 3 đêm giao thừa tôi không ở nhà, 2 năm trước ở Vientiane, 1 năm trước ở Bagan và năm nay là ở New Delhi.

Trên đường từ khách sạn ra sân bay, nhìn ra ngoài cửa sổ xe ô tô, tôi nhìn thấy bầu không khí buổi sáng chủ nhật ở New Delhi thật trong lành và tĩnh mịch với những con phố chạy dài và hàng cây. Cảm giác sắp phải rời khỏi nơi này làm tôi bồi hồi. Chỉ hơn một tuần lễ mà tôi đã đến thăm biết bao nhiêu nơi, nhìn thấy biết bao nhiêu điều thú vị, gặp gỡ với biết bao nhiêu con người thân thiện. Tôi đã thực sự yêu mến mảnh đất này.

Ấn tượng về chuyến đi

Tôi đã lên kế hoạch và chờ đợi chuyến đi này từ một năm trước. Có những giai đoạn khi cuộc sống trở nên quá khó khăn làm tôi nản chí và từ bỏ ý định đến thăm Ấn Độ. Nhưng rồi chính những người bạn đã động viên tôi rất nhiều, cuối cùng thì tôi cũng đã quyết định là mình sẽ lên đường. Nhà xuất bản sách Lonely Planet của Úc gửi tặng tôi một quyển India Guide Book, version 2005 dày cộp. Tôi cũng liên lạc với 2 khách sạn ở New Delhi để kiểm tra giá phòng, giá thuê xe và giá tour. Biết mình sẽ có người ở khách sạn ra sân bay đón và có phòng khách sạn chờ sẵn khi mình đến, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

Trên Internet tôi đã đọc rất nhiều những lời nhận xét và cảnh báo về Ấn Độ. Tôi cũng rất lo lắng về giao thông đông đúc, ô nhiễm, thời tiết lạnh, ngộ độc thức ăn có thể gây chết người, món ăn nấu quá cay và không có rau. Trên thực tế, tất cả mọi việc đều khác hẳn. Trước lúc đi, các nhân viên người Ấn Độ ở Đại sứ quán rất lịch sự và thân thiện với tôi khi tôi đến xin visa. Những người Ấn Độ tôi biết cũng rất tốt, thậm chí còn offer cho tôi một phòng trong nhà họ nếu tôi đến Mumbai hoặc Calculta. Tôi cũng nhớ những người Ấn Độ tôi đã từng gặp ở Malaysia và Myanmar trước đây. Và ngay chính tại Ấn Độ, những người tôi đã gặp trong chuyến đi này đều rất lịch sự, hiếu khách và thân thiện. Đó là các nhân viên khách sạn của tôi ở New Delhi, những người Ấn Độ tình nguyện giúp tôi chụp hình ở những nơi thăm quan, có người đứng lên nhường ghế cho tôi ngồi uống trà ở quầy căng tin của Viện bảo tàng Quốc gia, hay có mấy cậu thanh niên tò mò vuốt tóc tôi khi tôi đang đi một mình trên khu phố Pahar Ganj. Hầu hết ở mọi nơi, tôi chỉ nhìn thấy toàn đàn ông, rất ít khi thấy phụ nữ trên đường phố và cũng không thấy các cô gái xoã tóc giống như tôi.

Đồ ăn thì rất ngon, món tôi thích nhất là thịt gà rán và cà ry gà. Ở Ấn Độ, người ta không ăn thịt bò và thịt lợn, mà chỉ ăn thịt gà, dê hoặc hải sản. Thịt gà của Ấn Độ là loại gà nhỏ nên rất mềm. Họ không ăn rau xào hay rau luộc giống như ở Việt Nam, mà toàn băm nhỏ rồi trộn hổ lốn với nhau. Trên máy bay, lúc đi từ Bangkok đến New Delhi, tôi được một suất Thali (non-veg) gồm cơm, cà ry gà (rất cay), salad rau, chè, sữa chua, bánh đa cay. Đó là một suất ăn truyền thống của người Ấn Độ.

Ấn Độ là một sự tương phàn giàu nghèo rõ rệt. Bên cạnh những chiếc ô tô đắt tiền là những người lái xe đạp kéo gầy gò nhổm người lên đạp và đằng sau là 2 thậm chí 3 người to béo ngồi. Đường phố cũng vậy, có nơi rất lịch sự, sạch sẽ, có chỗ thì bẩn thỉu, nhếch nhác, rác rưởi và người vô gia cư nằm ngủ ngay trên đường.

Tổng cộng chi phí cho chuyến đi Ấn Độ và Thailand của tôi trong vòng 2 tuần là 900 USD. Khi tôi hỏi tour đi Ấn Độ và Nepal (chủ yếu là thăm các thánh địa Phật giáo), giá tour rất đắt, gần 1.300 USD cho khoảng 10-11 ngày. Bản thân tôi thì nghĩ rằng đến thăm Ấn Độ mà không được thấy ngôi đền Taj Mahal thì coi như là chưa thực sự đến thăm đất nước này. Tôi quyết định tự mình đi, vừa chủ động về thời gian, vừa có thể đến thăm những nơi đặc trưng của Ấn Độ như đền Taj Mahal, các pháo đài, Viện bảo tàng v.v. và rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều nếu so với giá tour.

Mặc dù Tam giác Hoàng kim chỉ là một phần rất nhỏ bé so với đất nước Ấn Độ rộng lớn, nhưng những giá trị lịch sử và văn hoá ở đây giữ môt vai trò rất quan trọng trong kho tàng lịch sử của đất nước này. Nếu có thêm thời gian, tôi muốn đến thăm Varanasi để nhìn thấy tận mắt sông Hằng với các giàn thiêu, đến Bodhgaya thăm nơi Đức Phật sinh ra, đến thăm Jaisalmer ở Bang Rajasthan mọi người nói là rất đẹp, hay Bombay (Mumbai) với kinh đô điện ảnh Bollywood, và nhiều nơi khác nữa.

Những nơi tôi thích nhất trong chuyến đi này là đền Taj Mahal và bức ảnh chụp áo dài xanh của tôi ở đây, Qutb Minar với ngọn tháp Victory Tower, pháo đài Amber Fort nhìn từ trên núi và dọc con đường đi lên pháo đài này, Chandni Chowk - khu chợ Ấn Độ nơi có những con người thân thiện vô cùng, leo lên nóc toà nhà của Jama Masjid - nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Ấn Độ, đi trên vỉa hè khu Connaught Place vào buổi chiều giữa dòng người và rộn ràng âm nhạc, pháo đài Agra Fort với kiến trúc tuyệt đẹp và tường thành màu nâu đỏ, Jaipur - thành phố của những toà nhà màu hồng, đến thăm nhà tưởng niệm và nơi hoả thiêu Indira Gandhi. Tôi cũng yêu thích sự hỗn loạn và đông đúc của khu nhà ga xe lửa Pahar Ganj gần khách sạn của tôi ở New Delhi, đó cũng là một nét đặc trưng rất Ấn Độ.

Khi máy bay cất cánh, tôi thầm nghĩ “Tạm biệt Ấn Độ”. Tôi không biết mình sẽ có cơ hội được quay trở lại đây nữa hay không. Ước mơ của tôi được nhìn thấy ngôi đền Taj Mahal đã trở thành hiện thực. Tôi đã đến đó, chạm tay vào những phiến đá 350 năm tuổi sống mãi với thời gian như một minh chứng cho tình yêu bất diệt. Trên trang web của Lonely Planet có nói “India is a litmus test for many travellers - some are too happy to leave, while others stay for a lifetime”. Ấn Độ là một trải nghiệm cho những người đi du lịch, có người chỉ thấy toàn những điều xấu và vui mừng khi thoát khỏi đất nước này, trong khi những người khác thì mong muốn được ở lại đó suốt cuộc đời. Câu nói đó cũng có nghĩa là, hoặc là bạn sẽ ghét, hoặc là bạn sẽ yêu Ấn Độ, nhưng ngay từ trước chuyến đi này, tôi biết mình sẽ ở trong nhóm thứ hai. Chỉ có 3 đất nước - Ai Cập, Ấn Độ và Nhật Bản - trong số những quốc gia mà tôi đã đi qua, là nơi tôi cảm nhận thấy một sợi dây gắn kết chặt chẽ của mình và tình cảm đó sẽ không bao giờ thay đổi. Tôi đoán là không chỉ vì những đất nước này có một bề dày lịch sử và nền văn hoá giàu bản sắc, mà còn vì sự thân thiện của những người tôi đã gặp, và cả những thử thách mà tôi đã cố gắng vượt qua để biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

Advertisement



Tot: 0.138s; Tpl: 0.021s; cc: 7; qc: 28; dbt: 0.053s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 1; ; mem: 1.3mb