Mandalay - Bagan - Yangon


Advertisement
Burma's flag
Asia » Burma » Mandalay Region » Bagan
February 3rd 2005
Published: February 5th 2008
Edit Blog Post

At the summit of Mt Popa in Bagan At the summit of Mt Popa in Bagan At the summit of Mt Popa in Bagan

A model of the famous Golden Rock is placed at the summit of Mt Popa.
In February 2005, I visted Myanmar for 11 days. I was in Cambodia (Angkor temples) and Indonesia (Borobudur temple) some years before this trip. I always thought about my next destination "Myanmar", as I wanted to see the thousands temples in Bagan, which are one of the must-sees in South East Asia.

I flew from Hanoi to Bangkok, then took a 15-hour train to Chiang Mai. Air Mandalay flew once a week from Chiang Mai to Mandalay on ATR72. I booked this flight even 3 months before my trip. Leaving Mandalay airport for the town by taxi, my first impression of Mandalay was the sand color outside the airport, which reminded me of Sahara desert in Egypt. I spent only one day in Mandalay visiting 3 kingdoms near the town (Amarapura, Sagaing and Inwa) before taking a boat to Bagan. My driver in Mandalay took me to a village near Inwa, where we enjoyed Toddy (juice made of palm tree) and saw some old buildings which he called "Wingava". There was no any tourist in this area, as we turned right on the road toward a different direction.

I wish I would have one more day in Mandalay, so
Shwedagon Paya in YangonShwedagon Paya in YangonShwedagon Paya in Yangon

I wore Vietnamese traditional dress when visiting the famous pagoda.
that I could visit the 4th kingdom (Mingun) by boat and see some other places in the town, but I had to leave Mandalay for Bagan the next day. The river water level in February was low, so the boat ride took us 11 and a half hours. First, the boat stopped at Old Bagan, then continued 5 more km to Nyaung U. I stayed at Innwa Guest House in Nyaung U and spent 4 days in the town. My main means of transport was a horse cart that I rent for a few days (US$8/day). The 1st day, I went to Old Bagan and Myinkaba village. The 2nd day, I shared a car with some tourists to visit Mt Popa. The 3rd day, my horse cart driver took me to Minnathu village. And the last day, I was in the town in order to fly to Yangon. The Old Bagan was more touristy than other areas. I prefer Minnathu village, which was more relaxing and the locals there were very friendly.

When I came to Nyaung U airport, I realized that my flight to Yangon was on the day before, so I had to pay US$10 of fine. It was the first time I made such a mistake, but it was alright. Sometimes when we are on a holiday, we have no idea what's the date today. Yangon seemed the most developed city where we could see more cars than in other towns. The people there were very kind to me. They all loved my traditional dress Áo Dài. Shwedagon paya is a must-see in Yangon. The main stupa of this pagoda is always covered with pure gold, but on the day I visited, there were scaffoldings, as it was under renovation to replace the old golden cover. I was lucky to meet an old Burmese man who showed me all the best at the pagoda. Then he took me to a Chinese restaurant by bus and we walked to Scott market. It's always great, if we could have a local to show us around the city.

Sule paya was another great pagoda in Yangon. A young monk approached and chatted with me. We enjoyed the sunset over the main stupa and watched the people passing by. He took me to his English class, where about 50 students were learning English, and I became an important guest who was interviewed with all of their questions. After the class finished, five Burmese boys invited me to go and have a drink with them. We also checked out the night market (lucky me, only one girl but even five body guards!), then we said goodbye at Sule paya.

Before this trip I felt like I had a burden on my shoulders, as I traveled alone and had only return flight tickets Hanoi - Bangkok on my hands. My three other flights Chiang Mai - Mandalay, Nyaung U - Yangon and Yangon - Bangkok were booked on line with the agents in Myanmar, and I got the tickets at the last minutes upon my arrival. Despite some inconveniences on the trip like the power cut, mosquitoes and attitude of some rude locals in Old Bagan, in general, I enjoyed my time over there and most of the people I met were friendly and kind to me. At U Bein teak bridge, two little boys selling souvenirs showed me around the site. When I wanted to thank them by giving them some tips or inviting them lunch or drink, they said "No" and escorted me to my car. The Burmese at my guest house, at Minnathu village, on the streets, at the restaurants or temples, saw me just a second, but waved to me or ready to help me anytime. Myanmar is one of the poorest countries in the world, and I was so sad to see how hard life they were struggling. There was something that reminded me of Vietnam 20 years ago in my childhood. The wage that a Burmese boy working 24 hours/day at my guest house in Nyaung U town was only US$4/month, while a receptionist was paid US$7/month. An artist in Old Bagan told me that he wished he could go to China and Cambodia, but he may have to work for 15 years in order to earn enough money for the trips and he also could not get a passport. There were a lot of donations for the golden temples and Buddha statues. Anyone can buy a thin golden piece and stick it onto any part of the Buddha statues where they like. I once saw a parade for collecting donations on the street in front of my guest house in Nyaung U. The locals wore nice clothes and danced with the music, which made me feel like a festival.

Food, drink and hotels were so cheap. I spent much money for transportation, like renting a horse cart, traveling by taxi, car, boat and plane. There was a dual pricing system, and the foreigners had to pay 3 times more than the locals if we wanted to fly.

I always remember the sound of my horse cart on the bumpy soil road, and the thousands temples passing by me. I loved sitting on one of those temples and enjoyed a great view of the other surrounding temples, chatting with the locals in English or Japanese, seeing their waves and gentle smiles. Myanmar - the Golden Land - regardless of the political issues, if you ever go there, I believe you will like this country.

MYANMAR - XỨ SỞ CỦA NHỮNG NGÔI ĐỀN VÀNG

(Tháng 2 năm 2005)

Sau khi đã đến thăm đền Angkor Wat của Campuchia và đền Borobudur của Indonesia, tôi quyết định chinh phục kỳ quan thứ ba của Đông Nam Á là Bagan với 2.400 ngôi đền được xây dựng trong suốt gần 250 năm từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Chuyến đi của tôi kéo dài gần 2 tuần lễ trong dịp Tết Ất Dậu qua 5 thành phố: Bangkok - Chiang Mai của Thailand và Mandalay - Bagan - Yangon của Myanmar. Tôi đã đọc rất nhiều những lời tranh luận về việc “nên” hay “không nên” đến thăm Myanmar, nhưng với tôi, “Myanmar - the Golden Land”, xứ sở của hàng triệu ngôi đền với những chóp tháp và tượng Phật dát vàng, đất nước của những con người thân thiện và mến khách, là những gì mà tôi luôn cảm nhận thấy trong mỗi ngày hành trình.

Từ Hà Nội, tôi bay đến Bangkok rồi chuyển sang ga tàu hoả ngay cạnh sân bay Don Muang và ngồi chờ chuyến tàu đi Chiang Mai dưới cái nóng hầm hập. 3 giờ rưỡi chiều, tôi lên tàu. Vì đây là chuyến tàu chậm, nên mất tận 15 tiếng đồng hồ, nếu đi tàu nhanh thì chỉ mất 10 giờ đồng hồ nhưng mãi 10 giờ đêm chuyến tàu đó mới khởi hành. Đến Chiang Mai vào lúc 5 giờ rưỡi sáng, tôi thuê xe Tuk Tuk đi về nhà trọ Ban Mae. Buổi chiều, tôi đến lấy vé máy bay Chiang Mai - Mandalay mà tôi đã đặt chỗ từ 3 tháng trước và đã thanh toán một nửa số tiền đặt cọc. Mỗi tuần chỉ có một chuyến bay duy nhất của Air Mandalay vào chiều thứ năm. Máy bay trên tuyến này là loại máy bay nhỏ ATR72 của Pháp, bay khá thấp và ồn, thậm chí tôi còn có thể nhìn thấy rõ đồi núi ở phía bên dưới máy bay.

Mandalay - cố đô cuối cùng của Myanmar (thế kỷ 19)

Sau hơn một giờ bay từ Chiang Mai, tôi đến Mandalay, thủ đô cuối cùng của Myanmar (1857 - 1885) trước khi người Anh xâm chiếm và cho đến nay Mandalay vẫn là một trung tâm văn hoá quan trọng của Myanmar. Sân bay Mandalay khá mới, nhưng không có thiết bị kiểm tra hành lý, nên nhân viên hải quan phải mở từng gói đồ ra. Từ sân bay vào thành phố là 40km, đi taxi mất 10 USD. Cảnh vật hai bên đường gợi cho tôi nhớ về Việt Nam thời kỳ bao cấp, nhiều người đi xe đạp và rất nhiều bụi. Nhà trọ của tôi ở Mandalay bị mất điện mấy lần, may là tôi mang theo đèn pin, và nhiều muỗi đến mức đêm đầu tiên tôi không thể ngủ được. Gần đó là một nhà hàng Trung Hoa. Khi tôi bước vào nhà hàng với chiếc váy ngắn, một tốp con trai người địa phương nhìn tôi chằm chằm rồi cuối bữa ăn, một cậu thanh niên đến gần và hỏi tôi từ đâu đến rồi phàn nàn là cậu ta đã thua trong cuộc cá độ, khi đoán tôi là người Trung Quốc, còn các bạn của cậu thì phủ nhận điều đó, nên cậu phải trả tiền cho bữa ăn ngày hôm nay. Mọi người rất thân thiện, khi tôi về họ còn vẫy tay mãi.

Ngày hôm sau, tôi thuê xe Tuk Tuk đi thăm 3 thành phố cổ gần Mandalay là Amarapura, Sagaing và Inwa, tất cả đều từng là thủ đô của Myanmar từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19. Vì tôi chỉ có một ngày ở Mandalay, nên không đủ thời gian để đến thăm một số di tích trong Mandalay và một thành phố cổ nữa là Mingun (phải đi bằng thuyền), cũng như đi xem biểu diễn múa rối truyền thống Marionette. Nhưng theo kinh nghiệm của những người đã đến đây thì những di tích trong Mandalay không có gì đặc biệt lắm, mà nên đến thăm các thành phố cổ thì thú vị hơn.

Điểm đến đầu tiên của tôi là cầu U Bein bằng gỗ Teak bắc qua hồ Taung Thaman. Cầu U Bein dài 1,2km được lắp ráp vào năm 1782 khi Amarapura là kinh đô của Myanmar. Vào mùa mưa, nước hồ dâng lên cao phủ kín cây cầu này. Hai cậu bé người địa phương bán đồ lưu niệm xuất hiện và đi theo tôi suốt hành trình, dọc theo cây cầu, qua một số ngôi đền và đến Tu viện Phật giáo Mahagandayon, nơi có hơn 1.000 nhà sư đang sống và học tập. Hai cậu bé rất tận tình hướng dẫn, nhưng khi tôi đưa tiền tip để cảm ơn thì các cậu bẽn lẽn từ chối, tôi mời ăn trưa hay uống nước, cả hai cậu đều nói “không” và ngồi chờ tôi ăn trưa rồi dẫn tôi ra tận xe. Tôi nói với lái xe, lòng tốt của hai cậu bé này thực sự làm tôi cảm động. Dù tôi cảm ơn thế nào đi nữa thì các cậu cũng từ chối mà chỉ nhận mấy chiếc kẹo của tôi. Những người Myanmar đầu tiên đã chu đáo với tôi như vậy, cũng giống như biết bao nhiêu người trên những chiếc xe ô tô kế bên trên đường nhổm lên vẫy tay chào.

Thành phố cổ Sagaing không có gì đặc biệt ngoài view nhìn từ trên đồi cao thấy rất nhiều những ngôi đền sơn trắng với chóp tháp vàng và con đường ngoằn ngoèo nối các ngôi đền với nhau. Kinh đô cuối cùng tôi đến thăm là Inwa, phải đi thuyền qua sông, rồi chuyển sang xe ngựa trên một con đường gồ ghề thật xóc, sau đó đi qua một bức tường thành và nhìn thấy những cánh đồng trồng hoa hướng dương và cây lạc. Cuối cùng là Tu viện Bagaya do Vua Bagyidaw xây vào năm 1834, toàn bộ bằng gỗ Teak với 267 cột gỗ khổng lồ. Trên đường quay về, chúng tôi quyết định ghé thăm một ngôi làng nơi người ta làm rượu Toddy từ hoa của cây cọ, từ đây đi tiếp đến Wingava, một khu thành bằng gạch với những nhánh đường như ma trận. Anh lái xe nói là chẳng có khách du lịch nào đến đây, nhờ có món rượu Toddy mà chúng tôi có dịp khám phá nơi thú vị này.

Bagan và kỳ quan 3.000 ngôi đền

Ngày hôm sau, tôi đi thuyền dọc theo sông Ayeyarwady từ Mandalay đến Nyaung U, giá tiền là 18 USD, khởi hành lúc 6 giờ sáng mà mãi đến 5 giờ rưỡi chiều mới đến nơi, do mực nước vào mùa khô khá thấp nên tàu đi mất 11 tiếng rưỡi. Tàu cũng dừng lại ở Old Bagan cho khách du lịch xuống, nhưng giá khách sạn ở đây đắt hơn ở Nyaung U, nên tôi ngồi lại trên tàu và đi tiếp 5km nữa. Gần nhà trọ của tôi cũng có nhiều quán ăn nên tôi không phải lo lắng nhiều lắm, chỉ 1 USD là tôi đã có một đĩa cơm thật to với rau và thịt. Giá cả ở Myanmar rất rẻ, vì nước này còn nghèo, nhưng người nước ngoài phải trả chi phí đi lại đắt hơn người Myanmar thậm chí là 3 lần, như giá vé máy bay nội địa và vé tàu đi trên sông là một ví dụ.

Tôi quyết định dành 4 ngày để khám phá Bagan. Ngày đầu tiên, tôi thuê xe ngựa mất 8 USD/ngày. Xe ngựa có thể chở được 2-3 khách, nhưng tôi đi một mình nên không có ai để share tiền. Nếu thuê xe đạp thì rất rẻ, chỉ có hơn 1 USD/ngày, nhưng tôi lười đạp xe và cũng chẳng đủ kiên nhẫn để nhìn bản đồ tìm các ngôi đền. Giá vé thăm quan toàn bộ khu đền Bagan rất rẻ, chỉ có 10 USD, chứ không đắt như khu đền Angkor của Campuchia.

Tại Nyaung U, tôi đến thăm một ngôi đền lớn tên là Shwezigon do Vua Anawrahta xây dựng vào đầu thế kỷ 11, các chóp tháp ở đây đều được dát vàng và có một hành lang chạy dài. Một ngôi đền tại Yangon cũng có tên gần giống là Shwedagon, nên rất dễ nhầm tên, nhưng cả hai ngôi đền đều nổi tiếng như nhau.

Từ Nyaung U đến Bagan không xa lắm. Bagan là điểm đến quan trọng nhất của mọi du khách khi đến thăm Myanmar. Đây được coi là kỳ quan của Đông Nam Á. Trong gần 250 năm, các triều đại vua chúa xây dựng hàng nghìn ngôi đền trải dài suốt 40km2 dọc theo bờ phía đông của sông Ayeyarwady. Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 là thời kỳ thịnh vượng nhất của Bagan. Có khoảng 5.000 ngôi đền, thú vị nhất là Ananda, Thatbyinnyu và Gawdawpalin, nhưng khi Kublai Khan từ Mông Cổ đến xâm chiếm vào năm 1287, và đặc biệt là sau trận động đất 6,5 độ Richter vào năm 1975, nhiều ngôi đền đã bị hư hỏng và đã được UNESCO trùng tu. Hiện nay, còn khoảng 2.400 ngôi đền cũ được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, và 600 ngôi đền mới thuộc mọi kích cỡ, tổng cộng là 3.000 ngôi đền tại Old Bagan, Nyaung U, New Bagan và 13 ngôi làng trong khu vực khảo cổ, mà trung tâm là Old Bagan với bức tường thành cổ kính và những khu đền quan trọng nhất.

Suốt một ngày, tôi đã đến thăm không biết bao nhiêu ngôi đền của Old Bagan và làng Myinkaba. Điều dễ chịu nhất là hoàn toàn thư giãn, chỉ việc ngồi trên xe ngựa và len lỏi qua biết bao nhiêu đền tháp, nhìn hàng nghìn công trình xây bằng gạch ở hai bên đường chầm chậm lướt qua, hoặc leo lên tháp cao và nhìn toàn cảnh vô số các ngôi đền bên dưới ở cả 4 hướng mà số tuổi của những ngôi đền này cũng đã là 800 năm rồi. Paya là kiểu đền phổ biến của đạo Phật tại Myanmar. Có hai loại Paya cơ bản là pahto (đền hình vuông hoặc hình chữ nhật xây rỗng bên trong) và zedi (tháp hình chuông xây kín). Bên trong các ngôi đền là những tượng Phật dát vàng, một số chóp tháp cũng dát vàng, những bức tranh vẽ trên tường và trần nhà, mỗi ngôi đền mang một nét kiến trúc khác nhau. Điều phiền toái duy nhất là phải bỏ giày dép và tất trước khi vào các ngôi đền, nên đi trên nền đất đôi khi cũng không hề dễ chịu, đặc biệt là giữa trưa nóng hoặc dẫm phải gai. Tôi bị một lần dẫm phải gai và một cậu thanh niên người Myanmar nhai trầu bỏm bẻm nói lời xin lỗi, vì phong tục của họ buộc phải bỏ giày dép và đi chân đất. Một nơi thú vị nữa là Viện Bảo tàng Bagan. Tôi dành gần 2 giờ đồng hồ ở đây, đi qua các gian phòng mô tả các giai đoạn phát triển của Bagan rất đa dạng về kiến trúc, nghệ thuật, văn hoá và tượng Phật v.v.

Ngày thứ hai ở Bagan, tôi tìm được thêm 5 người bạn đồng hành thuộc các quốc tịch khác nhau cùng thuê một chiếc xe 8 chỗ đến thăm núi Popa, mỗi người trả 5 USD. Trên đường đi, chúng tôi dừng lại ở một trang trại trồng nhiều cây cọ, nơi người ta nấu rượu và làm đường từ hoa cọ. Núi Popa cao 737m, nơi đây từng là núi lửa 250.000 năm trước và nay chỉ còn là ruột bên trong, nên có hình dạng rất đặc biệt. Sau khi leo lên nhiều bậc thang mà dọc đường thấy rất nhiều khỉ, chúng tôi lên đỉnh núi cũng là một ngôi đền. Từ đây có thể nhìn thấy những dãy núi khác phía xa xa, phong cảnh làng mạc và đền đài, cũng như nhà cửa và đường xá nhỏ xíu ở bên dưới.

Làng Minnathu là điểm đến của tôi trong ngày tiếp theo. Nếu như trên bản đồ, từ Nyaung U đến Old Bagan là đi về bên trái, thì hôm nay tôi và người đánh xe ngựa đi dọc theo con đường về phía tay phải. Khu vực làng Minnathu cũng có rất nhiều đền, không khí ở đây dễ chịu hơn khu vực Old Bagan vì ít khách du lịch, ít hàng quán, người dân thân thiện và mến khách hơn. Dọc con đường gồ ghề mà chỉ có thể đi bằng xe ngựa, bao nhiêu người dân tò mò nhìn theo xe ngựa của tôi và vẫy chào. Tôi cũng đã biết chào bằng tiếng Myanmar là “Minglaba”, nên họ cũng rất vui mừng.

Ngày cuối cùng ở Bagan, tôi dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn trước khi đi ra sân bay. Chuyến bay Nyaung U - Yangon rất muộn, mãi 7 giờ tối mới bay, nên 5 giờ hơn tôi mới ra sân bay bằng xe ngựa. Nhân viên của Hàng không Air Mandalay nhìn vào vé của tôi và nói là chuyến bay của tôi là của ngày hôm qua 8/2, còn hôm nay là ngày 9/2. Tôi khăng khăng hôm nay là ngày 8/2, nhưng ông chìa danh sách hành khách với con số 9/2 ở góc phải của tờ giấy và tôi mở lịch trình của mình ra thì phát hiện tôi đã ở đây quá mất một ngày, và cuối cùng là phải nộp 10 USD tiền phạt để được một chỗ trên chuyến bay này. Một kỷ niệm đáng giá cho sự đãng trí, mà lại bị phạt vào đúng mùng một Tết. Khi người ta đang tận hưởng một kỳ nghỉ thì chẳng hề nhớ hôm nay là ngày nào, và đêm hôm qua là giao thừa ở Việt Nam, giây phút quan trọng nhất trong năm mà tôi đón chờ thì cuối cùng tôi lại bỏ lỡ mất.

Thủ đô Yangon và đền Shwedagon

Khi tôi đến thủ đô Yangon thì cũng đã 8 giờ hơn. Yangon dường như là thành phố phát triển nhất của Myanmar với nhiều xe ô tô và sạch sẽ. Thành phố nằm trên vùng đồng bằng màu mỡ ở miền trung Myanmar, bên bờ sông Yangon, cách biển Andaman khoảng 30km. Dân số 5 triệu người, có nhiều người Ấn Độ và Trung Quốc đến đây từ thế kỷ 19 dưới thời thuộc địa Anh và khi đó Myanmar là một phần của British India. Yangon mới trở thành thủ đô vào năm 1885, sau khi người Anh kết thúc công cuộc chinh phục bắc Myanmar và chuyển thủ đô từ Mandalay về Yangon. Vì vậy, ngoài các ngôi đền nổi tiếng, Yangon còn lưu giữ lại rất nhiều các công trình được xây dựng dưới thời thuộc địa.

Ngày duy nhất ở thủ đô Yangon, tôi đến đại lý du lịch lấy vé máy bay Yangon - Bangkok của hãng Hàng không Quốc tế Myanmar. Sau đó, tôi tới thăm đền Shwedagon, ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 18 với đỉnh tháp cao 98m toàn bộ được dát 60 tấn vàng ròng. Theo truyền thuyết, ngọn tháp ở ngôi đền này được xây dựng để làm nơi cất giữ 8 sợi tóc của Đức Phật, vì vậy ngôi đền này được coi như là nơi thiêng liêng nhất đối với các tín đồ Phật giáo Myanmar, nơi mà mỗi người Myanmar đều mong được đến thăm ít nhất là một lần trong đời.

Lúc này chóp tháp đang được bao phủ bằng một lớp giàn giáo bằng tre và lưới, bên trong là những người nhỏ xíu đang thay lớp vàng cũ đã bị hư hỏng bằng lớp vàng mới. Công việc tu sửa kéo dài 3 tháng, đến đầu tháng 3 thì sẽ hoàn thành. Dòng người bên trong chuyển động như những con kiến. Khi tôi đang lang thang bên trong ngôi đền với cảm giác choáng ngợp trước những công trình kiến trúc đa dạng và những bức tượng Phật với các tư thế bàn tay khác nhau, một ông già người Myanmar với búi tó đằng sau đến gần và hỏi tôi là người nước nào, vì ông ngờ ngợ chiếc áo dài màu tím của tôi, và khi biết tôi là người Việt Nam, ông rất vui mừng và trở thành hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho tôi những gì đẹp nhất bên trong ngôi đền. Không chỉ giải thích ý nghĩa của các công trình, ông còn dẫn tôi đến một gian phòng trưng bày kim cương và đá quý nạm trên một trục quay bằng vàng được ngăn cách bằng kính để bảo vệ mà tôi thấy rất nhiều tiền quyên góp ném dưới sàn. Thật kỳ lạ, Myanmar là một nước nghèo, nhưng người ta rất chăm quyên góp tiền để dát vàng lên các ngôi đền và tượng Phật. Ngay ở Nyaung U, tôi cũng chứng kiến cảnh một dòng người thật dài với đủ màu sắc xanh đỏ, loa trống rất vui, kêu gọi quyên góp tiền. Còn tại các ngôi đền, có thể thấy những bức tượng vẫn chưa dán đủ vàng lên. Bất kỳ ai cũng có thể mua một miếng vàng mỏng và dán bằng keo lên bất kỳ chỗ nào trên tượng Phật theo ý muốn.

Thật thú vị khi ngồi bệt xuống sàn và ngắm nhìn dòng người qua lại, thỉnh thoảng ngước lên nhìn những chóp tháp cao sừng sững. Ông già hỏi tôi ngày tháng năm sinh rồi giở một tờ giấy đầy con số. Ngày sinh của tôi ứng với “Ngày thứ ba” là con sư tử, và chúng tôi đến đúng bức tượng Phật của ngày thứ ba. Ông già hướng dẫn tôi cầm hai cốc nhựa nhỏ đổ nước lên đầu tượng Phật với số lần nhiều hơn số tuổi của tôi. Người ta quan niệm là càng nhiều lần thì càng sống lâu và gặp nhiều may mắn.

Khi chúng tôi rời khỏi Shwedagon thì cũng đã quá trưa. Ông già dẫn tôi ra bến xe buýt. Đây là lần đầu tiên tôi đi xe buýt ở Myanmar, sau khi đã đi bằng máy bay, tàu hoả, thuyền, xe ngựa, Tuk Tuk trong hành trình này. Trên xe đầy chặt người và rất nóng. Chúng tôi đi bộ đến một nhà hàng, nơi tôi mời ông một bữa trưa giản đơn, sau đó chúng tôi đến thăm chợ Scott trước khi tôi quay về nhà trọ.

Buổi chiều, tôi đến thăm đền Sule ở ngay gần nhà trọ. Tối hôm trước, khi đến đây, tôi thấy ngôi đền thắp đèn rất đẹp. Ngôi đền Sule nằm ở ngay trung tâm Yangon, cũng được coi là nơi thờ một trong những sợi tóc của Đức Phật. Có rất nhiều người đến đây cầu nguyện với tất cả lòng thành kính. Sau khi đi một vòng quanh ngôi đền, tôi ngồi bệt xuống một bậc thang ngắm nhìn chóp tháp dưới ráng chiều. Dòng người đi qua tò mò nhìn chiếc áo dài của tôi. Một nhà sư trẻ tiến đến gần và sau khi trò chuyện hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi cùng đến lớp học tiếng Anh của nhà sư. Trên đường đi, nhà sư chỉ cho tôi những toà nhà được xây dựng dưới thời thuộc địa Anh, đây là Toà thị chính, kia là Toà án tối cao. Lúc này là 5 giờ chiều, nên người xe tấp nập. Tại Yangon, chỉ có xe buýt, ô tô con hoặc xe đạp được phép lưu thông, tôi không hề thấy có xe máy hoặc xe ngựa.

Leo lên tầng 2 của một ngôi nhà nhỏ là lớp học tiếng Anh rất đông người. Thầy giáo dùng micro để giảng bài và đặt câu hỏi cho các học sinh. Tôi ngồi cuối cùng lớp và trò chuyện với 4 người, sau đó được mời lên trên bảng để giao lưu với mọi người. Lớp học có 50 người, nên khi tôi chào qua micro “Hello everybody!” thì tất cả cùng đồng thanh “Hello!”. Sau khi giới thiệu một chút về bản thân, cuộc phỏng vấn bắt đầu. Tôi lần lượt trả lời các câu hỏi và đôi khi pha chút hài hước rồi tất cả cùng cười. Rời lớp học lúc 6 giờ rưỡi tối, một tốp học viên đi cùng tôi qua các con phố đông người ăn uống trên các quán ăn ngay tại hè đường. Nhà sư trẻ chào tôi rồi đi cùng các nhà sư khác.

Năm cậu con trai người Myanmar chủ yếu là sinh viên rủ tôi đến một quán nước để tiếp tục trò chuyện, rồi dẫn tôi ra chợ đêm. Chúng tôi đùa với nhau là chỉ có một cô gái mà tận 5 vệ sĩ. Khu vực trung tâm Yangon cũng khá sầm uất với đèn màu nhấp nháy và đông người qua lại.

Chia tay với mọi người, tôi ra nhà hàng Trung Quốc ở gần nhà trọ để ăn bữa tối cuối cùng ở Myanmar. Trong khi ngồi chờ cơm, tôi thấy một đoàn người Hồi Giáo vừa đi dọc phố, vừa ê a cầu kinh và đập bàn tay phải vào ngực phía trái tim. Ông chủ nhà
U Bein Teak Bridge - MandalayU Bein Teak Bridge - MandalayU Bein Teak Bridge - Mandalay

According to a local, during the rainy season, the lake is full of water and it's impossible to walk on this bridge.
hàng nói họ là người Iran. 85%!d(MISSING)ân số Myanmar là người theo đạo Phật Theravada, nhưng tại thủ đô Yangon, tôi có cảm giác là nơi tập trung nhiều chủng tộc và tôn giáo đa dạng nhất.

Ngày cuối cùng của hành trình, tôi ra sân bay từ sớm và đi chuyến bay 8:10 sáng từ Yangon đến Bangkok, transit tại sân bay Bangkok trong 2 giờ đồng hồ và về đến Hà Nội lúc 12:20 trưa. Ngoài hơn 20 tấm bưu ảnh Myanmar, tôi chỉ mua một món đồ lưu niệm duy nhất tại sân bay là một chiếc đĩa nạm các loại đá có hình của các ngôi đền Bagan.

Ấn tượng về chuyến đi

Trước chuyến đi, tôi có cảm giác như một gánh nặng trên vai với đủ mọi thứ lo lắng, vì chỉ trong 11 ngày, tôi phải di chuyển qua nhiều thành phố, nhiều chặng không có vé máy bay trong tay mà chỉ book on line và tự đi một mình không có bạn đồng hành để chia sẻ mọi việc. Tôi dành nhiều thời gian check các chặng bay và giá vé trên Internet và phát
Shwedagon Paya in YangonShwedagon Paya in YangonShwedagon Paya in Yangon

Scaffoldings at the main stupa of Shwedagon Paya in Yangon.
hiện một sự khác biệt rất lớn giữa các đại lý và các điểm xuất vé. Cuối cùng thì tôi quyết định là cứ lên đường rồi tùy cơ ứng biến.

Myanmar là quốc gia thứ 11 tôi đến thăm và tôi đã trải qua rất nhiều cảm xúc lẫn lộn trong suốt hành trình và nhìn thấy những sự khác biệt giữa các thành phố và con người. Tất cả những người tôi gặp đều nói là lần đầu tiên họ gặp người Việt Nam. Sinh hoạt ở Myanmar rất rẻ, như nhà trọ, ăn uống, chỉ đắt tiền đi lại và vé máy bay. Nhiều người rất nghèo. Tôi hỏi thu nhập của một nhân viên tại nhà trọ, túc trực ở đó 24 giờ làm đủ thứ việc mà lương chỉ có 3.500 kyat/tháng (4 USD), còn lễ tân là 6.000 kyat/tháng (7 USD) và được trả tiền ăn. Tôi cũng gặp một hoạ sĩ trẻ ở một ngôi đền tại Bagan, anh nói là mơ ước được đến thăm Trung Quốc, nhưng chắc là phải tiết kiệm 10 năm, mà hộ chiếu đối với người Myanmar rất khó vì khá đắt tiền. Mọi người trông chờ vào mùa cao điểm du lịch từ tháng 12 đến tháng 2, sau đó ít khách du lịch đến đây vì rất nóng hoặc mùa mưa. Số tiền 800 USD tôi dành cho chuyến đi này đủ để họ mua được 2 chiếc xe máy Trung Quốc.

Còn rất nhiều nơi nổi tiếng ở Myanmar như hồ Inle, bãi biển Ngapali, Pyin U Lwin, hòn đá vàng Kyaiktiyo với chóp tháp cao 7,3m nằm chênh vênh trên vách núi Kyaiktiyo mà khi chạm tay vào thì hòn đá nhúc nhích, và Mrauk U với những ngôi đền từ thế kỷ 16. Nếu đi bằng xe buýt thì rất rẻ nhưng mất rất nhiều thời gian, vì hệ thống giao thông và phương tiện đi lại chưa thuận tiện.

Các cô gái và thậm chí cả con trai cũng thường dùng cây Tanaka mài ra lấy nước sệt sệt thành bột rồi bôi lên mặt để chống nắng và giữ làn da mịn màng. Đôi khi trông buồn cười vì khuôn mặt trắng trông như đắp mặt nạ, nhưng đôi khi họ chỉ xoa lên hai bên má hoặc vẽ hoa lá lên khuôn mặt trẻ con. Tôi cũng thấy rất nhiều thanh niên ăn trầu. Trang phục truyền thống của người Myanmar là áo sơ mi và Longyi (váy quấn may hình chữ nhật buộc túm trước bụng).

Tôi cứ nhớ mãi tiếng vó ngựa trên những con đường đầy bụi và hàng nghìn ngôi đền chầm chậm lướt qua trước mắt tôi rồi nhỏ xíu khi xa dần. Tôi nhớ những người đã tận tình hết mức giúp đỡ tôi trên con đường trường. Tôi nhớ những nụ cười hiền lành và những cái vẫy tay chào thân thiện, những người mà chỉ nhìn thấy tôi trong một thoáng giây lát. “Hãy đến với Myanmar, hãy đến và rộng mở tấm lòng mình, hãy đến để tận hưởng kỳ quan Bagan vô giá, hãy đến để cảm nhận bằng trái tim mình những gì trong sáng nhất của những người dân thân thiện” - đó là thông điệp mà tôi muốn gửi đến những người bạn của mình, những người còn băn khoăn “nên đến” hay “không”.


Additional photos below
Photos: 51, Displayed: 51


Advertisement

Nyaung U townNyaung U town
Nyaung U town

At a parade on the street in front of my guest house, I saw many locals donating their money.
Mt Popa in BaganMt Popa in Bagan
Mt Popa in Bagan

This mountain used to be a volcano a long time ago. At its summit, there are temple and model of the famous Golden Rock. We saw many monkeys while climbing stairs to the summit.
U Bein Teak Bridge U Bein Teak Bridge
U Bein Teak Bridge

Me and a Burmese boy selling souvenirs at U Bein Teak bridge, Amarapura kingdom, Mandalay.
On the way to Mt Popa in BaganOn the way to Mt Popa in Bagan
On the way to Mt Popa in Bagan

We stopped at a palm tree farm where palm sugar is made. The ox is also working to make peanut oil.


7th March 2008

amazing
what an amazing adventure...

Tot: 0.192s; Tpl: 0.031s; cc: 7; qc: 32; dbt: 0.0402s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 2; ; mem: 1.2mb