Cát Cát village


Advertisement
Vietnam's flag
Asia » Vietnam » Northwest » Lao Cai » Sapa
April 21st 2008
Published: April 21st 2008
Edit Blog Post

Cát Cát village - Sapa (April 2008)Cát Cát village - Sapa (April 2008)Cát Cát village - Sapa (April 2008)

We are on the way down to the village. My father is taking this photo for me, while my mother is walking down stairs with her blue and white umbrella. I am wearing a red and brown Áo Dài (Vietnamese traditional dress).
I have just got back to Hanoi by train at 4:30 am this morning after a great trip to Sapa. I traveled with my parents and their friends. The first day after we arrived in Sapa, we saw some major sites in the city (old French church and Sapa market in the city's center), then visited Cát Cát village in the afternoon. On my last trip to Sapa 10 years ago, I visited Tà Phìn village (Red Dzao ethnic minority group) and Cát Cát village (Black H'mong ethnic minority group). At that time, it was a long way to walk to the villages along the bumpy pathway.

This time I was back in Cát Cát village and found there have been a lot of changes in the area during the last 10 years. Instead of the bumpy road where I used to walk on, now there are good asphalt road and stairs down to the village. Cát Cát village is located about 2-3 km from Sapa. It's possible to walk there or go by bus or motorbike. The landscape along the way to the village is so amazing with a great view of mountains and rice terraces as you can see in my photos. When I was walking along the stairs, I saw the houses of Black H'mong people, their farms and gardens, as well as souvenir shops where the local weaving products and handicrafts were for sale to the tourists. It was fun hearing a cock-crow, seeing the black pigs (the locals call them "Lợn cắp nách"), bamboo trees and kids swimming on the stream next to Cát Cát waterfall.

One of the special places we visited at the village is an old hydropower plant built by the French in the last century. They used water from the upstream to provide power in the region. Now the hydropower plant is used as a tourist site, as it no longer works.

We walked back a different direction and came to the gate of the village through a hanging bridge. When I was walking towards my bus, I heard some guy saying about me: "I haven't seen Áo Dài in the north west region for a long time".

At present, there are 54 ethnic groups in Vietnam, I belong to "Kinh" (or Việt) which is the largest group of people in Vietnam (making up 86.2% of the country's population). The other ethnic minority groups have their own traditional dress, mine is Áo Dài. It was not easy to trek with an Áo Dài, but I wanted to take some photos of my Vietnamese traditional dress when visiting such a beautiful area.

The photos in this blog were taken on Saturday 19 April 2008 at Cát Cát village, Sapa. They are the photos of mountain and rice terrace scenery along the way, houses of Black H'mong people and shops at the village, Cát Cát waterfall, hanging bridge and old French hydropower plant.

Travel tips: There are many villages where you can go trekking from Sapa town, for example, Ta Phin, Ta Van, Ban Ho etc. You also can book a tour to the summit of the Fansipan mountain (9km away from Sapa). At altitude 3,143m, Fansipan is the highest peak in Indochina.

Other blogs about the same trip:

A photo model in Sapa

Sapa market

Cát Cát – Ngày 19/4/2008

Đây là lần thứ hai tôi đến Sapa. Chuyến đi lần trước của tôi đến Sapa cách đây đúng 10 năm. Trong chuyến đi Sapa lần này, tôi đi cùng cha mẹ và các bạn của họ. 2 giờ rưỡi chiều, chúng tôi khởi hành đến thăm bản Cát Cát. Dọc đường nhìn qua cửa kính xe ô tô thấy cảnh núi non trùng điệp, ai cũng trầm trồ “Đẹp quá!”. Chúng tôi đi dần xuống phía dưới núi trong ánh nắng tràn trề. Điều đó có nghĩa là khách sạn của chúng tôi ở trên cao hơn nhiều so với bản Cát Cát. Từ khách sạn đến bản Cát Cát chỉ có 2-3km, nên xe đi rất nhanh. Nếu có thời gian thì đi bộ cũng thích, nhưng trong tour này phần lớn là người già, nên có xe ô tô đi đến tận nơi. Thật tốt là bây giờ có con đường nhựa dẽ dàng đi xuống bản. 10 năm trước, tôi phải đi bộ trên con đường lởm chởm sỏi đá và rất dốc.

Chúng tôi đi bộ qua cổng có dòng chữ “Thôn Cát Cát”, nơi sinh sống của người H’mong đen. Vừa bước chân qua cổng và lối xuống bản là những bậc thang. Tôi thực sự choáng ngợp bởi phong cảnh tuyệt đẹp của núi non, làng bản và những thửa ruộng bậc thang. Tôi chỉ kịp chụp vài kiểu ảnh Áo Dài rồi phải đi ngay để đuổi kịp theo mọi người. Do có bậc thang nên việc leo xuống dễ dàng hơn nhiều. Chúng tôi đi theo con đường nhỏ, qua những ngôi nhà dân, cửa hàng lưu niệm bán những bức tranh màu sắc sặc sỡ là đồ thổ cẩm. Một con gà vừa cất tiếng gáy, gần đó là đàn lợn đen trũi mà người dân ở đây gọi là “Lợn cắp nách”, một loại đặc sản của địa phương. Đây là loại lợn nương, người dân ở đây thả rông cho lợn tự đi kiếm ăn bằng rau và cỏ cây. Sau một năm, con lợn mới lên được 15-20kg và người chủ đem bán. Thịt lợn này rất thơm ngon và là đặc sản nổi tiếng ở đây.

Tiếp theo là chỗ máng hứng nước và cầu treo đến thác Cát Cát. Gần đó là nhà máy thủy điện xây từ thời Pháp. Mặc dù thác nước ở đây nhỏ với vài dòng nước chảy từ trên núi xuống dòng suối, nhưng cũng vẫn đẹp vì là cảnh tự nhiên.

Trên đường quay về xe ô tô, chúng tôi không đi bằng con đường cũ mà về theo cổng khác có ô tô chờ sẵn. Chúng tôi đi qua những khu vườn người dân trồng cây thuốc, qua một thửa ruộng bậc thang rất rộng lớn, qua một chiếc chòi có mấy ông bà tây đang ngồi nghỉ. Họ rất thân thiện và bắt tay chúng tôi khi đi ngang qua. Cuối cùng, chúng tôi đi qua một chiếc cầu treo nữa và tiến về phía hai chiếc xe ô tô đang đỗ. Khi tôi đi về phía chiếc xe ô tô của mình, một chàng trai người Kinh nói “Lâu lắm rồi mới nhìn thấy tà Áo Dài ở vùng Tây Bắc”. Câu nói này làm cho tôi rất cảm động. Quả thực là như vậy, vì ở đây chỉ có người dân tộc và trang phục truyền thống của họ chứ hiếm thấy có Áo Dài.

Sau 10 năm quay trở lại Cát Cát, mọi sự đã thay đổi rất nhiều, nhưng nét hoang sơ và cảnh quan kỳ vĩ vẫn còn nguyên vẹn. Trong chuyến đi lần trước, tôi cũng đến cả bản Tà Phìn, nhưng lần này thì tôi không có cơ hội quay trở lại đó.


Additional photos below
Photos: 25, Displayed: 25


Advertisement

Cát Cát villageCát Cát village
Cát Cát village

Houses of Black H'mong people at Cát Cát village.
Cây vầuCây vầu
Cây vầu

It looks like bamboo tree, but not bamboo.
Cát Cát waterfall Cát Cát waterfall
Cát Cát waterfall

Kids are swimming on the stream near the waterfall.
Black pigs Black pigs
Black pigs

The black pigs are called "Lợn cắp nách" by the locals. They are not fed but have to find the food by themselves. They eat grass and vegetable. The locals sell the pigs when they are 15-20kg in weight.


21st April 2008

Cat Cat Village
So glad you keeping up the traditions and continue to wear the Ao Dai. We have Vietnamese here in Hawaii, but rarely see them worn anymore. I was a soldier station in Qui Nhon during '63-'64, and always felt Vietnam had good potential for Tourism due to it's unique culture, friendly people and natural beauty. I'm glad times are happier now and people can enjoy life again and are visiting there. I didn't realize there were so many Minorities in Vietnam. The photos of them are so colorful and interesting and they seem so unspoiled by Western influences. Also the artwork you posted on previous blog is so colorful and varied from what I saw in Vietnam and in the local Vietnamese Shops. I especially like the traditional Mother of Pearl in-laid sceneries.

Tot: 0.112s; Tpl: 0.014s; cc: 13; qc: 30; dbt: 0.0744s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 1; ; mem: 1.1mb