Some pagodas in Hà Tây province


Advertisement
Vietnam's flag
Asia » Vietnam » Red River Delta
February 28th 2008
Published: February 29th 2008
Edit Blog Post

Last Sunday, 24 February 2008, I traveled on a one day trip with some colleagues to Hà Tây province. A Japanese engineer at my company is going to leave Vietnam, as his assignment has finished. We decided to organize a trip and take him to some pagodas at the weekend. Also, after Tết (the lunar new year), many festivals take place and it's time for the Vietnamese people to visit pagodas and pray for good luck and prosperity in the new year.

We left Hanoi at 8am and visited Mía pagoda, Đường Lâm old village, temples of Kings Phùng Hưng and Ngô Quyền, old citadel in Sơn Tây city and Tây Phương pagoda. These sights are located in Hà Tây province, only 50km away from Hanoi, so it takes about an hour or so to get there.

Mía pagoda was our first destination. This pagoda was built in 1632 and located in Đường Lâm commune, Sơn Tây city, Hà Tây province (45km from Hanoi). There are 287 Buddha statues at this pagoda. I like the atmosphere at this pagoda. People were praying, while I walked around taking photos of the Buddha statues, a very old tree and tower, as well as the offerings sold at the entrance.

On the way to temples of Kings Phùng Hưng and Ngô Quyền, we went through Đường Lâm village. This is one of the villages that still preserves old houses and typical architecture of northern Vietnam. The bricks used to build houses at this village are made of laterite (đá ong). There are about 300 houses built 3-4 centuries ago with lateritic bricks. I like the narrow alleys, lateritic walls and roofing color. The village is also famous, because the two kings of Vietnam (Ngô Quyền and Phùng Hưng) were born there.

At King Ngô Quyền's temple and tomb, there was a festival and all the people who have family name "Ngô" in Vietnam gathered at the temple and made a special ceremony. The local women wore traditional dress and performed some traditional rituals, while the men played musical instruments. I saw many people donated money for the temple.

We then went to Và temple in Trung Hưng commune, Sơn Tây city. Outside the temple, there are a lot of offerings sold at the shops, also some bamboo pipes for smoking rustic tobacco, betel and areca, etc. There I found a calligraphy artist and now his photo is the first image in this blog.

I heard the old citadel in Sơn Tây city was built in King Ming Mạng's dynasty, ie some centuries ago, so I was very excited about going there. Unfortunately, only the gate into the citadel still remains. It leads to a quiet park and I like the trench surrounding it. We had a lunch then visited a local house. In the background of the house, there is a well and the house owner uses water from that well for watering his orchid garden. Next to his house, there is a shop that provides costume rental services, and I took photos of the two manequines wearing traditional dresses of the Vietnamese people.

Tây Phương pagoda was our last destination before we were back in Hanoi. The pagoda is located on Câu Lâu mountain in Thạch Thất district, Hà Tây province. We had to climb up 237 lateritic stairs to the pagoda. It was built first in the 3rd century, repaired many times, until 1793 it changed the name into Tây Phương. There are 62 wooden Buddha statues at this pagoda. When walking up and down the stairs, I saw a woman making bamboo fans. First, the fans have white color, then they would be painted with different colors.

The photos in this blog are arranged in order of Mía pagoda, King Phùng Hưng's temple, King Ngô Quyền's temple & tomb, Và temple, Sơn Tây city and Tây Phương pagoda, so that you could easily see them if you plan to go there. The special thing when visiting the pagodas at this time of the year (after Tết) is an exciting atmosphere, as there are more people at those places than other normal days. The locals sell many specialties, which are not only the offerings at the pagodas, but also for the tourists and visitors to use them as local gifts.

Note: When I published this blog in February 2008, the name of this province was Hà Tây. However, 6 months later, in August 2008, Hà Tây province was integrated into Hanoi city, so now all these sites changed to be located in Hanoi.

Please also view my photos of the old houses at Đường Lâm villages in the same area taken on 29 August 2009 in another blog: The old houses in Đường Lâm commune

Tỉnh Hà Tây – Ngày 24/2/2008

Cuối tháng 2, một kỹ sư người Nhật ở công ty của tôi sẽ kết thúc công việc ở Việt Nam và về nước. Công ty tổ chức chuyến đi một ngày cho chúng tôi thăm quan một số ngôi chùa ở gần Hà Nội. Chương trình của chúng tôi là tới thăm Chùa Mía, Đền Và, Lăng Vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, thăm thành cổ thành phố Sơn Tây và Chùa Tây Phương ở tỉnh Hà Tây. Chúng tôi đi theo đường Láng – Hòa Lạc và chỉ một tiếng đồng hồ sau thì chúng tôi đã đến Chùa Mía. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1632 tại huyện Đường Lâm, thành phố Sơn Tây. Bên trong chùa là một ngọn tháp cao cổ kính, một cây đa cổ thụ, những chiếc chum đặt bên hòn non bộ phía trước chùa chính, những bức tượng Kim Cương và Phật La Hán ngồi cạnh tường thành một dãy, có cả Bà chúa Chùa Mía mặc áo màu vàng ở trong ngôi chùa này. Bên ngoài ngôi chùa có bán rất nhiều đồ cúng lễ và đặc sản của địa phương.

Sau khi rời khỏi Chùa Mía, chúng tôi đến thăm Lăng Vua Ngô Quyền và Đền Vua Phùng Hưng. Trên đường đi, chúng tôi đi qua Làng cổ Đường Lâm, ngôi làng cổ nhất Việt Nam, cũng là nơi có hai vị vua được sinh ra. Có khoảng 300 ngôi nhà xây từ cách đây 3-4 thế kỷ, dùng chất liệu đá ong làm tường với các mái ngói cổ kính rêu phong. Khi chúng tôi đến Đền thờ Vua Phùng Hưng thì thấy người ta dựng rạp làm nơi tập trung ăn uống của những người dòng họ Ngô về đây tụ hội. Chúng tôi đi tiếp đến Đền thờ và Lăng Vua Ngô Quyền. Đi bộ dọc theo con đường với hai hàng cây xanh, bên phải là cánh đồng bao la, trên lối vào có tấm băng rôn màu đỏ với dòng chữ “Lễ dâng hương tưởng nhớ Vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền – Dòng họ Ngô tại Việt Nam”. Hôm nay, rất nhiều người mang họ Ngô trên toàn Việt Nam đều về đây để làm lễ dâng hương. Khi chúng tôi tiến vào khu đền cũng là lúc một loạt các bà các cô mặc áo dài đội khăn xếp làm lễ, xung quanh đó là những người đàn ông đang chơi nhạc cụ dân tộc. Tôi đi lên phía trên gần bàn thờ của Vua Ngô Quyên. Bên ngoài đền có rất nhiều người quyên tiền hiến tặng cho khu đền. Gần đó là Lăng Vua Ngô Quyền.

Sau đó, chúng tôi lên xe để đến thăm Đền Và. Cánh cửa vào ngôi đền khá độc đáo với hình vẽ hoa văn màu đỏ. Bên trong là một quần thể rộng lớn với đền và các tháp để chuông và trống. Tôi thích nhất khu chợ bên ngoài đền. Tôi cũng chụp được tấm hình ông thầy đồ còn trẻ đang ngồi viết chữ nho, cả hình những chiếc điếu trang trí đẹp mắt, trầu cau, đồ cúng lễ v.v.

Điềm đến tiếp theo của chúng tôi là thành phố Sơn Tây với khu thành cổ được xây từ thời Vua Minh Mạng. Quanh đó là một hào nước. Tại lối vào khu thành là hai khẩu pháo và một cửa thành còn giữ lại được cho đến ngày nay. Phần còn lại của khu thành là một công viên với mô hình mô phỏng Cột cờ Hà Nội được sơn lòe loẹt và một ngôi chùa trông còn mới. Chúng tôi ăn trưa tại một nhà hàng ở cạnh công viên đó với tầm nhìn ra hào nước và cây cối xanh tươi. Sau đó, chúng tôi đến một nhà dân ở thành phố Sơn Tây là người quen của chị đi trong đoàn. Tôi rất thích thành phố này, có cảm giác yên tĩnh và thanh bình, chứ không ồn ào như ở Hà Nội. Chúng tôi vào trong nhà rồi ra thăm vườn. Ở đây có treo nhiều giò hoa phong lan. Canh đó là giếng nước và những chậu hoa bé xíu.

Điểm đến cuối cùng của chúng tôi là Chùa Tây Phương. Dọc lối đi lên chùa có bán rất nhiều đồ của địa phương như giỏ tre, quạt nan v.v. Tôi chụp hình một người phụ nữ ngồi vót nan tre màu trắng, sau đó làm thành quạt rồi người ta mới quét sơn. Chùa Tây Phương được xây trên núi Câu Lâu, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Có 237 bậc thang đá ong dẫn lên chùa. Đây là lần thứ hai tôi đến ngôi chùa này và tôi rất thích kiến trúc ở đây. Bên trong chùa có những bức tượng La Hán bằng gỗ. Rât đông người đến lễ chùa sau dịp Tết và họ rất nhiệt tình khấn vái.

Đây là một chuyến đi thú vị, vì lần đầu tiên tôi đến thăm những địa danh này, mặc dù chỉ cách Hà Nội có 45km.Tôi đã có những tấm ảnh rất đẹp trong Blog của mình về không khí lễ hội tại các đền chùa của miền bắc Việt Nam, từ những đồ lễ chùa, những món quà lưu niệm là sản vật của địa phương, kể cả ông đồ ngồi viết chữ Nho, rất nhiều tượng Phật và những mái ngói rêu phong cổ kính.

Ghi chú: Từ tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, nên những di tích này hiện nay thuộc về địa phận Hà Nội.


Additional photos below
Photos: 56, Displayed: 31


Advertisement

Mía pagodaMía pagoda
Mía pagoda

These are the offerings at Mía pagoda. The red fruit on the ground is "Quả Gấc", its seeds can make sticky rice have red color, and also good for eyes when eating it. It's not an offering at the pagoda, but the locals sell it as an extra income for them.
Mía pagodaMía pagoda
Mía pagoda

One of the offerings at all the pagodas. It's called "Oản" made of rice powder and sweet.
Statue of King Phùng HưngStatue of King Phùng Hưng
Statue of King Phùng Hưng

Statue of the King and offerings.
King Ngô Quyền's temple King Ngô Quyền's temple
King Ngô Quyền's temple

A festival was held at King Ngô Quyền's temple. All the people who have family name "Ngô" in Vietnam gathered at the King's temple on this special day.
King Ngô Quyền's statueKing Ngô Quyền's statue
King Ngô Quyền's statue

Statue of the King and offerings.


2nd March 2008

THanks for the blog
Thanks, this is now on my itinerary for June!

Tot: 0.144s; Tpl: 0.016s; cc: 12; qc: 29; dbt: 0.029s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 1; ; mem: 1.2mb