Côn Đảo islands


Advertisement
Vietnam's flag
Asia » Vietnam » Southeast » Ba Ria - Vung Tau » Con Dao
May 23rd 2011
Published: May 23rd 2011
Edit Blog Post

View of islands from the Cape of Shark View of islands from the Cape of Shark View of islands from the Cape of Shark

I am standing near the Cape of Shark (Mũi Cá Mập). The landscape here is amazing.
After my 3-day trip to Côn Đảo archipelago from 16 to 18 May 2011, I must say that this is one of the most beautiful places I've ever seen in Vietnam. The archipelago consists of 16 islands and islets in south east Vietnam (40 minute flight from Sài Gòn). Côn Đảo is not only famous for great beaches, but this place also used to be a horrific prison during the French and American wars from 1862 to 1975.

Côn Sơn is the largest island of the archipelago with airport and town. The distance from airport to town is 15km. I hired a local motorbike driver to show me around the island during my stay. We spent the first day going to the Cape of Shark (Cá Mập point), Nhát beach and Bến Đầm port (fishing village & boats). We also reached the ending point of road on the island. The landscape along the way was amazing as you see my photos.

Next day, I visited all historical sites, such as Côn Đảo museum, Phú Hải camp, Phú Tường camp (French tiger cages), Phú Bình camp (American tiger cages), cow raising area (a ditch in which Communist Party members were dunk in cow's urine and shit), Ma Thiên Lãnh bridge and Hàng Dương cemetery. At Côn Đảo museum, there is a letter in French language, in which the French announced their official rule of Côn Lôn archipelago (old name of Côn Đảo) in 1862. During the French war, Côn Sơn island was used as a prison for opponents of French colonialism. There were 39 French who managed the archipelago during 1862 - 1954. The prison was then taken over and used by the South Vietnamese government from 1954 to 1975 (American war) and there were 14 Vietnamese governors during this period. In both French and American wars, the opponents were jailed and tortured in horrifying conditions. Because of remoteness of the island, prisoners couldn't escape to the mainland. After the country was reunified in 1975, some of these communist prisoners became the leaders of Vietnam.

Before this trip I thought it must have been hard for me to walk through this prison and seeing all types of torture. When I visited the sites, there was only me because my visit was on normal day (Tuesday) and there were no other tourists. Thanks to the local guides at the sites,
Bến Đầm port, Côn Đảo - May 2011Bến Đầm port, Côn Đảo - May 2011Bến Đầm port, Côn Đảo - May 2011

A boat is going to leave Côn Đảo for Vũng Tàu city in Vietnam's mainland. It takes 12 hours to travel by this boat, while it takes only 40 minutes by air plane (ATR72).
I could be brave enough to see all the camps and I also learned many things from them. I have arranged prison photos at the end of my blog as some people may not want to see them.

On my last day of the trip, I met an old lady at Côn Đảo market when I had breakfast. She said she has lived there for 50 years. When she fist came to the island in the 1960s, there were only prisoners. It took her family two years to get a permit and live on the island as fishermen. She also told me about Vietnamese soldiers who came to take over the island from the old South Vietnamese government.

The current population in Côn Đảo is 6,000 people. There were more than 20,000 people died during the two wars. It means the number of dead people is triple. Côn Đảo is still isolated and less touristy than other sightseeing places in Vietnam. During my 3-day trip, I saw only 3 westerners and few Vietnamese tourists. A Vietnamese girl even spent a month there walking around the island.

Another highlight on my trip is the local food. I tasted two types of sea snails (photos No. 10 and No. 31) which are local specialty and only available there. All the people I met on Côn Sơn island came from different regions of Vietnam, but most of them are from the Mekong Delta. There are many old French buildings and they are now used as museum or government offices.

Travel tips: Two airlines (Vasco and Air Mekong) fly daily between Sài Gòn (HCM city) and Côn Đảo. Air ticket costs US$50 one way and the flight takes 40 minutes. Every two days there is a boat running between Côn Đảo and Vũng Tàu city in Vietnam's mainland. The boat ride takes 12 hours (from 5pm to 5am next day). Ticket costs US$10. However, in some months the waves are high (8-9m) and in bad weather boat trips may be cancelled.

There are no taxis on the island. After you arrive at the airport, you will see mini buses of hotels. They give you free rides to the town, but you must stay at their hotels. I chose to go by motorbike and it cost me US$3 to go from airport to town (15km). Motorbike is also a good
Ốc vú nàng (sea snails - local specialty)Ốc vú nàng (sea snails - local specialty)Ốc vú nàng (sea snails - local specialty)

This type of sea snail looks similar to oyster. The snails live on the rock. This dish costs US$3.5 (VND 70,000). The snails are cooked with peanuts and onion.
means of transport as the island is small and you can stop anywhere for taking photos. If you want to rent a bike, the rental costs US$6/day. However, there is only one gas station and it's only open during working hours.

Côn Đảo - Ngày 16- 18/5/2011

Tôi đã từng nghĩ là mình sẽ đi Côn Đảo trước rồi mới đến Phú Quốc, nhưng cuối cùng thì tôi đã làm ngược lại. Nhân dịp vào Sài Gòn dự đám cưới, tôi tranh thủ bay ra Côn Đảo chơi 3 ngày, vì chẳng biết đến bao giờ tôi mới lại vào Sài Gòn. Tôi không thể nhớ được là mình đã thốt lên bao nhiêu lần từ "Đẹp quá!" trước phong cảnh thiên nhiên ở đây và Côn Đảo là một trong những nơi đẹp nhất ở Việt Nam mà tôi đã từng đến.

Côn Đảo bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Côn Sơn là hòn đảo lớn nhất có sân bay và thị xã Côn Đảo. Sau 40 phút bay từ Sài Gòn trên chiếc ATR72 của Vasco, tôi đặt chân lên Côn Đảo. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, tôi nhìn qua ô cửa sổ và thấy những dãy núi trải dài ngay cạnh biển. Máy bay bay ngay trên mặt nước biển trước khi hạ cánh xuống đường băng. Hiện giờ ở Côn Đảo không có taxi. Bên ngoài sân bay có những xe ô tô 12 chỗ của các khách sạn. Họ cho đi miễn phí vào thị xã, nhưng phải ở khách sạn của họ. Tôi quyết định đi bằng xe ôm và sau đó tôi cũng thuê anh lái xe ôm này đưa tôi đi thăm quan đảo trong suốt thời gian tôi ở đó. Khoảng cách từ sân bay đến thị xã là 15km và phong cảnh trên đường rất đẹp. Anh lái xe ôm đưa tôi đến một nhà trọ ở gần chợ Côn Đảo và giá phòng hôm đó khá rẻ, vì là ngày đầu tuần. Nếu là ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì giá phòng ở đây sẽ đắt hơn.

Buổi chiều, anh lái xe ôm đưa tôi đi thăm Mũi Cá Mập, bãi Nhát, cảng Bến Đầm (nơi có nhiều tàu đánh cá và cả tàu đi Vũng Tàu lúc 5 giờ chiều). Chúng tôi cũng đi đến điểm cuối tuyến đường bộ trên đảo. Hy vọng là trong tương lai, người ta sẽ tiếp tục làm tiếp con đường từ đó sang phía khác của đảo.

Kế hoạch của tôi sáng hôm sau là đi thăm các di tích lịch sử trên đảo. Đầu tiên là Viện Bảo tàng Côn Đảo. Đây từng là Dinh Chúa đảo. Có tổng cộng 39 quản đốc quần đảo Côn Lôn là người Pháp từ năm 1862 đến năm 1954 và 14 Chúa Đảo là người Việt từ năm 1954 đến năm 1975. Côn Sơn là một trong 5 nhà tù lớn dưới thời Mỹ ngụy, cùng với nhà tù Chí Hòa, Thủ Đức, Tân Hiệp và Phú Quốc. Tại Viện Bảo tàng cũng có lá thư của người Pháp tuyên bố chủ quyền cai trị Côn Lôn vào năm 1862. Sau đó, tôi đến thăm Trại Phú Hải. Ở đây có 10 phòng giam lớn, 1 phòng giam đặc biệt, 20 hầm tối, 1 khu đập đá và 1 phòng xử tử hình. Tiếp theo là Trại Phú Tường (hay Chuồng cọp Pháp) được xây vào năm 1940. Khi đi trên tầng 2 có thể nhìn thấy các tù nhân bị giam ở tầng 1 qua các khe lưới sắt. Vào mùa hè, quân Pháp đổ nước vôi xuống làm cho các tù nhân ngứa ngáy. Có cả khu vực phơi nắng để tra tấn và giếng nước mà các tù nhân phải tranh nhau lấy nước, thường thì những người yếu thì không thể lấy nước được. Trại Phú Bình (hay Chuồng cọp Mỹ) được xây bằng bê tông cốt thép. Có tổng cộng 384 phòng giam được chia ra thành 8 khu theo thứ tự chữ cái. Các tù nhân bị giam giữ trong những căn phòng chật chội, cộng thêm hơi nóng và tiếng đập cửa ầm ầm là hình thức tra tấn ở đây. Tại chuồng bò, người ta nuôi bò và bắt các tù nhân đứng trong các hố phân bò. Gần di tích này là cầu Ma Thiên Lãnh, nơi có 356 người chết dưới thời Pháp khi thi công hai mố cấu.

Dân số hiện thời của Côn Đảo là 6.000 người, nhưng số người chết trong hai cuộc chiến tranh là hơn 20.000 người, có nghĩa là số người chết nhiều gấp 3 lần số người sống. Tại nghĩa trang Hàng Dương, tôi đến thăm mộ Cô Võ Thị Sáu (1935-1952) được xây rất đẹp. Cứ đến 11-12 giờ đêm thì nhiều người đến đây khấn vái, vì họ nghĩ là cô rất linh thiêng. Vì vậy nên cứ nửa đêm thì nghĩa trang lại đông vui. Trên đường về, tôi ghé thăm An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến là thứ phi của Chúa Nguyễn Ánh và hồ An Hải ở gần đó.

Tôi dành một buổi chiều đi bộ thăm chợ Côn Đảo, khu phố có những căn nhà cổ của Pháp, cầu tàu 914, ngắm hoàng hôn trên biển và quay lại quán cơm Phương Hạnh để thưởng thức các đặc sản ở đây. Có hai loại ốc là đặc sản của Côn Đảo là ốc vú nàng và ốc bàn tay (ảnh số 10 và 31). Ốc vú nàng bám vào đá và người ta phải cậy nó ra. Còn ốc bàn tay thì người ta đập vỏ ra và cắt nhỏ, nên tôi không hình dung được là trông nó như thế nào, chỉ thấy mọi người nói là nó giống hình 5 ngón tay.

Buổi tối ở Côn Đảo khá buồn vì
A boat is going to leave Bến Đầm portA boat is going to leave Bến Đầm portA boat is going to leave Bến Đầm port

There are over 200 guests in the boat and at 5pm it leaves the port for Vũng Tàu city in Vietnam's mainland. The boat trip takes 12 hours. Every two days there is a boat going to the mainland.
đường tối và dân cư thưa thớt. Cạnh chợ Côn Đảo, người ta dựng một sân khấu nhỏ ở phía sau một chiếc xe pick-up để biểu diễn nhân dịp bầu cử quốc hội. Buổi sáng cuối cùng ở Côn Đảo, tôi ra chợ thưởng thức các món ăn ở đây như Bún riêu chả cá, bánh da lợn (giống bánh chín tầng mây nhưng có nhân đậu xanh), bánh nếp nhân ngọt và chè đậu trắng. Trò chuyện với một bà cụ, bà nói là đã sống ở trên đảo được 50 năm và khi bà đến đây vào năm 1960 thì trên đảo chỉ có các tù nhân và không có dân thường. Bà nói là phải mất 2 năm mới xin được giấy phép chuyển ra sống trên đảo bằng nghề đánh bắt cá. Bà cũng kể về các chú bộ đội đến tiếp quản đảo vào năm 1975.

Trước khi ra sân bay, tôi ghé thăm đền thờ và mộ của Hoàng tử Cải (là con của Chúa Nguyễn Ánh và bà Phi Yến) và bãi Đầm Trầu. Anh lái xe nói với tôi trước đây Côn Đảo là "địa ngục trần gian" thì nay là "thiên đường trần gian" vì phong cảnh đẹp và không khí trong lành. Anh cũng nói là cả đảo chỉ có một cây xăng và người ta chỉ làm việc vào giờ hành chính hàng ngày. Khi cây xăng hỏng 2-3 ngày thì số người đứng chờ mua xăng đầy la liệt và mỗi người cũng chỉ được mua một mức nhất định. Vì vậy nên người ta cũng tích trữ xăng bằng can. Vào mùa gió chướng nếu đi tàu giữa Côn Đảo và Vũng Tàu thì các con sóng cao đến 8-9m và có những ngày tàu không đi được. Hiện giờ, cứ hai ngày lại có một chuyến tàu ra đảo và chở được hơn 200 người với giá vé là 200.000 đồng/người, rẻ hơn so với đi bằng máy bay giá 1 triệu đồng/lượt. Một số loại rau quả cũng phải nhập từ đất liền nên đắt hơn. Người dân trên đảo mà tôi gặp phần lớn đến từ Đồng bằng sông Cửu Long. Một số khác đến từ miền trung và miền bắc.

Trở về nhà, tôi vẫn cảm thấy xúc động trước phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Côn Đảo. Tôi cũng đã từng nghĩ là mình sẽ cảm thấy rất khó khăn khi đi thăm các trại giam và nghe kể về các hình thức tra tấn. Khi tôi đến các khu di tích, chỉ có một mình tôi ở đó vì là ngày đầu tuần nên có rất ít khách du lịch. Nhờ có các hướng dẫn viên ở các trại giam mà tôi đã đủ dũng cảm để xem tất cả các trại giam và cũng học hỏi được nhiều điều từ họ. Khi tôi đi bộ trên cầu tàu 914, tôi nghĩ "Biết bao đồng bào đã đổ máu ở đây". Nhiều người nói với tôi là họ không muốn đến Côn Đảo vì lý do này nọ, tôi thì nghĩ là họ đã bỏ lỡ một cơ hội chiêm ngưỡng một vùng đất thật đẹp của Việt Nam.


Additional photos below
Photos: 52, Displayed: 34


Advertisement

Bến Đầm portBến Đầm port
Bến Đầm port

This boat with lamps is used for catching squids.
Bún riêu chả cá (noodles with fish)Bún riêu chả cá (noodles with fish)
Bún riêu chả cá (noodles with fish)

I ate this food at Côn Đảo market. It costs US$1 for this bowl of noodles.


23rd May 2011

Another great blog.
We enjoy following your travels. Nice photos and I'm glad you include food photos.We always take pictures of food.
25th May 2011

wow great scenery and wonderful looking food, thanks for another very informative blog. Take care.

Tot: 0.118s; Tpl: 0.023s; cc: 12; qc: 38; dbt: 0.0578s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 1; ; mem: 1.2mb