Thổ Hà old village


Advertisement
Vietnam's flag
Asia » Vietnam » Northeast » Bac Giang
January 6th 2012
Published: January 6th 2012
Edit Blog Post

Wall of a house in the villageWall of a house in the villageWall of a house in the village

I walked along narrow alleys of the village and really liked ceramic patches on the walls of the local houses.
Sunday 1 January 2012 - I rented a car with a driver and traveled 70km to Thổ Hà village in Bắc Giang province. This is one of the poor provinces in northern Vietnam. Thổ Hà village used to be famous for the ceramic products, along with Bát Tràng and Phù Lãng ceramic villages. The ceramic works in Thổ Hà village lasted 8 centuries, from the 12th to 20th centuries. Since 1980 to date, the traditional work no longer existed and the locals changed to make rice papers and noodles, as well as raising pigs and making rice wine. The village is an interesting place for tourists and photographers owing to a number of the old houses and its location by the Cầu river. There is no rice field in the village and it's like an isolated island as we can approach the village by ferry-boats accross the Cầu river. I chose to travel overland and there is the only one road to the village.

The driver stopped the car several times on the way to ask about how to get to the village. When we arrived at Vân village, the road was so narrow that only one car could get
Making sweet rice crackersMaking sweet rice crackersMaking sweet rice crackers

The local girl is making sweet rice crackers, using coconut, peanuts and rice which was ground with water. See next photo. (Tráng bánh đa tại làng Thổ Hà)
though. A pick-up truck occupied the road for hours loading bricks, so my driver and his car stopped at this point and I had to walk 2km to Thổ Hà village. A local boy pased by me and he offered me a free motorbike ride which helped me save my time from walking. Finally I got to the gate of Thổ Hà village and saw the temple and pagoda next to it.

Thổ Hà village was built in the form of fish bone structure. It means the main road goes parallel with the river. Houses by the river and alleys are located on both sides of the road. There are bamboo frames with rice sheets everywhere. Sometimes the locals turned them up side down. I asked them how many hours they had to do so. A man replied it would depend on the weather. If the rice papers are overdried, they would be broken. It was fun walking along narrow alleys, hearing the sound of rice papers drying next to me and above my head, taking photos of the old houses and ceramic patches on the walls. My only trouble was unfriendly dogs. They followed me or stared at
Sweet rice crackers (Bánh đa)Sweet rice crackers (Bánh đa)Sweet rice crackers (Bánh đa)

After the sweet rice papers were steamed and dried, they must be baked over low fire to become rice crackers.
me then barked. One of the dogs even sat in the middle of an alley, so I couldn't go on and had to turn back to the main road.

One of the great things I did today was to learn how to make rice papers. There are two ways to make them. The first one is to use machine (see photo No. 8 to No. 10). The second one is manual. The hand-made rice papers are more expensive than the ones using machine. There is only one family in the village which still makes rice papers with hand (see photo No. 12). I was surprised at the price of the rice papers. The locals get only one US dollar after making 100 rice papers. If they sell them at the markets in Hanoi, the price would be double. These rice papers are used to make some famous Vietnamese food like spring rolls "Nem" and "Gỏi cuốn".

Not only seeing the process of making rice papers, I also had the chance to find how the locals make sweet rice crackers (with peanuts and coconut) and peanut candies. To save time I asked a local woman to take me to
Hungry pigs screaming for foodHungry pigs screaming for foodHungry pigs screaming for food

One of the hungry pigs even jumped up over another pig. They were screaming for food. This shot was taken at a house in Vân village (2km from Thổ Hà village).
some old houses in the village and later I offered her tips. She took me to a traditional old house which was built some centuries earlier and the house owner keeps it as it originally was and no improvement work yet. The lady also took me to her house and we drank tea.

Garbage is the problem that anyone can realize in the village. I saw garbage next to the houses, by the river and at the morning market. I asked a local woman about this and she said that people in the village are too busy. They make rice papers until mid night. I wish the local government would think about stable development and do something for better environment.

During my half day in the village I met a group of old western tourists who traveled on a tour with a Vietnamese guide, and a group of young Vietnamese boys who wandered around the village with cameras in their hands same like me.

Travel tips: My car rental with driver cost US$50. However, you can get another way to the village by finding "Bến Vạn" in Bắc Ninh province (following old National Highway No. 1) and crossing the Cầu river by ferry. As a local said, the distance would be only 35km, it means a half way compared with mine.

If you want to see ceramic villages near Hanoi, there are two as below:

Bát Tràng ceramic village

Phù Lãng ceramic village

Làng cổ Thổ Hà - Ngày 1/1/2012

Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới 2012. Tôi quyết định thuê xe ô tô một ngày đến thăm làng Thổ Hà. Giá tiền thuê xe là 1 triệu đồng. Anh lái xe chọn đi bằng đường bộ và khoảng cách là 70km. Xe đi qua cầu Thanh Trì, dọc theo Quốc lộ 1 mới đến huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang, rẽ vào thị trấn Nếnh của Quốc lộ 1 cũ rồi đến xã Vân Hà. Khi xe đến đầu cổng làng Vân thì chúng tôi nhìn thấy một chiếc xe tải nhỏ chở gạch đỗ ở bên trong gây tắc cả đoạn đường. Ngõ ở đây rất hẹp và chỉ một xe ô tô có thể đi qua. Anh lái xe quyết định dừng xe tại đây và tôi phải đi bộ vào làng Thổ Hà. Từ cổng làng Vân đến cổng làng Thổ Hà, khoảng cách là 2km. Ngay sát cổng làng Vân tôi nghe thấy tiếng lợn kêu éc éc đòi ăn, nên tôi ghé vào xem. Chị chủ nhà đang khuấy cám lợn. Sau khi chụp ảnh xong, tôi đi bộ vào làng Thổ Hà. Một cậu bé đi xe máy ngang qua cho tôi đi nhờ một đoạn, nên tôi chỉ phải đi bộ một đoạn ngắn vào làng Thổ Hà.

Bên trái cổng làng Thổ Hà là đình và chùa của làng. Từ đây trở đi có rất nhiều nong phơi bánh đa. Từ chợ Thổ Hà, tôi đi ra bến phà, rồi theo con đường chính chạy song song với bờ sông Cầu. Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20, Thổ Hà là một trong ba trung tâm làm gốm lớn nhất của miền bắc Việt Nam, cùng với làng gốm Bát Tràng và làng gốm Phù Lãng. Từ năm 1980 đến nay, nghề làm gốm đã bị mai một và người dân chuyển sang làm bánh đa, mỳ, chăn nuôi lợn, nấu rượu và buôn bán nhỏ. Làng Thổ Hà được xây dựng theo kết cấu hình xương cá, nghĩa là một con đường
One of the alleys in the villageOne of the alleys in the villageOne of the alleys in the village

Frames with rice sheets everywhere.
chính với nhiều ngõ nhỏ tỏa ra ở một bên và phía bên kia là những căn nhà nhỏ trên bờ sông. Tôi đi dọc theo những ngõ nhỏ sâu hun hút, cảm thấy thích thú khi nghe thấy tiếng lép bép của những tấm bánh đa đang khô, chụp ảnh những mảng tường gốm và những ngôi nhà cổ. Nhìn thấy một anh đang đảo chiều nong phơi bánh, tôi hỏi cách mấy giờ thì anh đổi chiều. Anh nói là tùy theo thời tiết. Nếu khô quá thì bánh sẽ bị vỡ. Điều mà tôi ngại nhất là lũ chó ở đây. Chúng không chỉ đi theo tôi mà còn sủa hoặc nhìn gườm gườm, có con còn ngồi ngay giữa ngõ và không có cách nào đi qua được, nên tôi đành phải quay trở ra đường.

Trong lúc khám phá những ngõ nhỏ, tình cờ tôi đến thăm hai gia đình làm bánh đa và một gia đình làm kẹo lạc. Có hai cách làm bánh đa. Cách thứ nhất là bằng máy. Anh chủ nhà nhào bột nước đã được xay, sau đó anh đổ vào nồi, bột chảy qua vòi và được hấp
Nhào bột (mixing ground rice & water)Nhào bột (mixing ground rice & water)Nhào bột (mixing ground rice & water)

Step 1 for making rice papers: Rice and water are ground then mixed with hand. (Bước 1: Nhào bột xay bằng tay cho mịn)
chín trên lò, sau đó theo băng chuyền chạy xuống phía dưới và máy cán mỏng lên những chiếc khung tre. Cách thứ hai là tráng bánh bằng tay và nhà anh Việt là nhà duy nhất trong làng còn làm thủ công. Chị chủ nhà vừa tráng bánh vừa trả lời các câu hỏi của tôi. Chị nói ngày nào nhà chị cũng có khách du lịch đến thăm quan. 100 chiếc bánh đa tráng bằng tay có giá 40.000 đồng, trong khi tráng bằng máy thì chỉ có 20.000 đồng. Tại nhà làm kẹo lạc, tôi nhìn thấy mọi người đang cắt kẹo và đóng gói bằng ni lông. Còn trong một căn nhà nhỏ bên bờ sông Cầu, một cô gái đang ngồi tráng bánh đa ngọt có dừa và lạc.

Cảm thấy mỏi chân và mệt mỏi vì cứ phải hỏi đường, tôi nhờ một cô tôi gặp trên đường dẫn tôi đến thăm mấy ngôi nhà cổ. Cô bảo chờ một lát rồi cô sẽ dẫn tôi đi. Lúc này, cô đang dắt một chiếc xe đạp với hai chiếc thùng chở bã nấu rượu đem bán cho các gia đình nuôi lợn. Tôi
Hấp bột (steaming rice papers)Hấp bột (steaming rice papers)Hấp bột (steaming rice papers)

Step 2 for making rice papers: Rice liquid is poured into the white pot and goes through the tap to the next oven. The rice is steamed above fire then follows the conveyor belt to go down. (Bước 2: Bột được đổ vào nồi, chảy qua vòi sang lò hấp chín, rồi đi theo băng chuyền xuống dưới)
hỏi cô sao không để hai chiếc thùng sang hai bên rồi đạp xe. Cô nói là ngõ ở đây rất hẹp nên cô phải để cả hai chiếc thùng ở một bên và điều khiển xe bằng một chiếc cán dài. Trong lúc cô đi bán bã rượu trong ngõ, tôi ngồi chờ cô ở ngoài đường và ngắm nhìn người qua lại. Lát sau, cô trở ra và dẫn tôi đi thăm hai ngôi nhà cổ, trong đó có một ngôi nhà cổ 7 gian hàng trăm năm tuổi không hề tu sửa và đây cũng là ngôi nhà cổ nguyên vẹn nhất làng. Cô cũng dẫn tôi sang nhà cô ở ngay bên cạnh. Khi tôi đưa tiền tip, cô từ chối, nhưng tôi nói là cô hãy cầm lấy và mua thuốc cho chồng của cô hiện đang bị ốm thì cô mới nhận. Vì trong làng Thổ Hà không có xe ôm, nên tôi nhờ cô tìm hộ tôi một ai đó chở tôi ra làng Vân. Nhiều người từ chối vì bận phơi bánh, nhưng về sau thì cũng có một cậu thanh niên nhận lời.

Vấn đề ô nhiễm tại làng Thổ
Cán bột (Spreading steamed rice sheets onto frames)Cán bột (Spreading steamed rice sheets onto frames)Cán bột (Spreading steamed rice sheets onto frames)

Step 3 for making rice papers: Steamed rice goes down from the conveyor belt and spreads onto bamboo frames. The rice sheets are then brought outside for drying. The final step is to cut them into 6-7 round pieces (Bước 3: Bột được hấp chín đi từ băng chuyền xuống và cán bằng máy lên nong phơi. Sau đó bánh đa được dem phơi khô và cắt tròn cũng bằng máy. Phần bột dư thừa khi cán bằng máy sẽ được dùng làm thức ăn cho lợn).
Hà là một điều dễ nhận thấy. Rác ở rất nhiều nơi, trong chợ, bên bờ sông và cạnh những ngôi nhà. Một chị trong làng nói với tôi là mọi người quá bận nên không ai quan tâm đến rác. Ngày nào họ cũng phải tráng bánh đến nửa đêm. Làng Thổ Hà không có đất ruộng và có thể ví như một ốc đảo. Chỉ có một con đường bộ duy nhất vào làng, ngoài ra thì có 2 bến đò. Giá tiền qua đò từ Bến Vạn bên Bắc Ninh sang làng Thổ Hà chỉ mất 2.000 đồng. Nếu đi theo cách này (Quốc lộ 1 cũ và qua đò) thì khoảng cách từ Hà Nội đến làng chỉ có 35km.

Trong vài tiếng đồng hồ thăm làng Thổ Hà, tôi gặp một nhóm khách người nước ngoài đi cùng hướng dẫn viên người Việt trong tour thăm làng nghề và một nhóm thanh niên người Việt với máy ảnh trên tay lang thang quanh làng để chụp ảnh giống như tôi. Mặc dù thời tiết không tốt lắm, nhưng tôi đã có một ngày thú vị ở làng Vân và làng Thổ Hà.

Điểm đến tiếp theo của tôi là Nha Trang và vịnh Vũng Rô (gần Tuy Hòa) vào dịp Tết âm lịch 2012.

Blog về hai làng gốm nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam:

Bát Tràng ceramic village

Phù Lãng ceramic village


Additional photos below
Photos: 35, Displayed: 32


Advertisement

Making rice papers with handMaking rice papers with hand
Making rice papers with hand

This is the only family in the village which still makes rice papers in manual way. 100 hand-made rice papers worth US$2. (Nhà anh Việt là gia đình duy nhất trong làng vẫn tráng bánh bằng thủ công. 100 bánh đa loại này có giá 40.000 đồng, trong khi tráng bằng máy thì rẻ một nửa).
Mill for grinding rice and waterMill for grinding rice and water
Mill for grinding rice and water

Now the locals use electricity so they can save the time for making material for the rice papers. (Cối xay này hiện nay dùng điện nên thời gian xay bột nhanh hơn).
At a local house in Vân villageAt a local house in Vân village
At a local house in Vân village

The local woman is stirring food for hungry pigs. She is going to feed them.
Cutting peanut candies (Kẹo lạc)Cutting peanut candies (Kẹo lạc)
Cutting peanut candies (Kẹo lạc)

The candies consist of peanuts and sesame. The girl is cutting the candies into long rectangular pieces. See next photo. (Kẹo lạc được cắt thành từng thanh nhỏ, sau đó sẽ được đóng gói bằng túi ni lông).
Packing peanut candies (Kẹo lạc)Packing peanut candies (Kẹo lạc)
Packing peanut candies (Kẹo lạc)

The boy uses nylon pieces to pack peanut candies and uses fire to stick them (Cậu thanh niên dùng ni lông bọc kẹo lạc rồi hơ lên lửa để dán kín)


6th January 2012

Tho ha Old Village
Great to read about your latest travel when I was feeling sleepy after lunch. People are so hard working earning a living in this old village from making rice papers to raising pigs. Now I know how rice papers are made :)
6th January 2012

Northern village
Dear Ha, thanks for your further information in details on the northern village, where found to be one of the interesting corners of Vietnam. I'd like to give a toast to your effort. from Kob
6th January 2012

Tho Ha
Enjoyed your blog and pictures. I would enjoy visiting there. Thanks and keep up the good stories.
23rd March 2012

Interesting place
Thanks for sharing this. I went to Tho Ha in 2008. I took the ferry to the village http://www.flickr.com/photos/hlclicks/sets/72157613596001303/show/

Tot: 0.089s; Tpl: 0.017s; cc: 15; qc: 39; dbt: 0.0421s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 1; ; mem: 1.2mb