The Plain of Jars (Cánh đồng chum)


Advertisement
Laos' flag
Asia » Laos » East » Plain of Jars
January 17th 2004
Published: February 15th 2008
Edit Blog Post

While waiting at Don Muang airport in Bangkok for connecting my flight to Dubai, I went into a bookshop and saw a book about Laos. On the book cover there was a picture of a Laotian kid sitting on a big jar at the Plain of Jars. It was so attractive that I decided I wanted to go there. Four months later, in January 2004, I had a 8 day holiday of Tết (Vietnamese lunar new year) and was ready to go after searching a lot of information. I flew from Hanoi to Luang Prabang, then took a local bus to Phonsavan. I spent a few days in Vientiane, crossed Lao - Thai border to Nong Khai town, then back in Vientiane again to fly back home. There are not many Vietnamese who are interested in traveling in Laos, although we are neighboring countries. Most Vietnamese prefer booking a tour to China, Thailand, Malaysia or Singapore, where things are more well organized for them, more entertainment and development. I decided to travel alone on this trip as I couldn't find out any traveling companion. My wish on this trip was to see the Plain of Jars in Xieng Khuang province, but
The Plain of JarsThe Plain of JarsThe Plain of Jars

Bang Ang - Site 1 near Phonsavan. There are 334 jars on this site.
Luang Prabang and Vientiane were also in my list of the must-sees.

Now there are direct flights between Hanoi and Luang Prabang on both Lao Airlines and Vietnam Airlines, but back in 2004, I had to transit for 5 hours in Vientiane before connecting my flight to Luang Prabang. The flight from Vientiane to Luang Prabang on ATR72 takes 30 minutes, while you may need almost a full day to travel by bus, as there are many high mountains on this route. When our plane was going to land, I saw mountains and pagodas below (pagoda is called "wat" in Laos). It was one of the great views I've ever seen, different with the hi-rise buildings or lighting in the large cities where I visited.

I shared a Tuk Tuk with three western girls from the airport to the town. Two American girls and I walked around some streets until we could find a guest house by the Mekong river. We then went to have dinner and booked a trip for the next day. Our plan was to see Ban Xang Hai village and Pak Ou cave. First, we thought we would go by boat one way and back by Tuk Tuk, but ended up paying to the girl at our guest house, whose brother was our Tuk Tuk driver next day. Finally, we had to travel both ways by Tuk Tuk because of the misunderstanding.

As I planned to stay in Luang Prabang only one day, I tried to see as many places as possible. I should have stayed one more day there to see a waterfall, but my main interest in this town is old pagodas and their architecture. Luang Prabang used to be a Laotian capital during the 14th century, and it's now a UNESCO world heritage site. In Luang Prabang, 32 of 66 pagodas which were built before the French colony time, are still preserved, and they are surrounded by the Mekong and Khan rivers.

The day I was in Luang Prabang, I woke up early and walked around the area near my guest house. It was misty on the Mekong river and a little cold (in February). I was back in my guest house at 9am and saw three Laotian men drinking Lao Lao whisky. They invited me a little cup, but I refused. One of the men told me "You
Xieng Khuan Buddha statue parkXieng Khuan Buddha statue parkXieng Khuan Buddha statue park

This park is located 24km south of Vientiane, close to Lao - Thai border (Friendship Bridge over the Mekong river).
should try every local specialty when traveling", so I tried one. The wine was very strong and I had to run away. The American girls came in and they were also invited Lao Lao whisky, but they liked it. We then had two more companions on the trip, both were Canadians.

Our first destination was Ban Xang Hai village, where we saw the locals making Lao Lao whisky from rice. They are living on stilt houses, similar to some areas in northern Vietnam. After traveling 25km by Tuk Tuk we arrived at Pak Ou cave and crossed the river by a little boat. Pak Ou cave is located at the crossing of the Mekong and Nam Ou rivers. There are many Buddha statues of different sizes inside the cave. Next to it is Tam Ting cave, but it was very dark. Another village we visited was Xang Khong. Many women in the village were waving clothes and making paper from the Sa trees. It was fun to see how they made the paper. The also put red flowers and green leaves on the liquid, as a result, the paper has a special color after drying in the sun. This paper is used for making lanterns, envelopes and book coverings.

After saying goodbye to the girls I went to the Royal Palace Museum. There is a throne of King Sisavangvong (1905-1959) who was the last king of Laos. My favorite pagodas in Luang Prabang were Wat Sen, Wat Xieng Thong (built in 1560 with the Tree of Life on one of the walls) and Wat Mai. When standing at Wat Wisunlat (built in 1512), I saw a plane of Lao Airlines flying above the pagoda, and it reminded me of the same flight I took the day before.

The last thing I did in Luang Prabang was to watch the sunset at the summit of Phu Si mountain and Wat Tham Phu Si. A great view of the Mekong river and the town at sunset was my last experience before I left Luang Prabang for Phonsavan to see the Plain of Jars.

The distance from Luang Prabang to Phonsavan is only 130km, but it took 8 hours to travel by bus along the mountainous road. A ticket cost US$6 one way. The bus was old and there were two Lao soldiers with AK machine guns joining the trip with us. On highway No. 7 (Luang Prabang - Phonsavan) and highway No. 13 (Vientiane - Luang Prabang) there were bus attacks/shootings occasionally. Some people said it was caused by bandits, but there may be politics involved. The mountain scenery along highway No. 7 is one of the most amazing landscapes in Asia that I've seen. It looked similar to Sapa in northern Vietnam and Yunnan province in south west China. The road has many slopes and hair-pin curves, so our driver had to use break very often to go up and down. There were two drivers and two soldiers in our bus, plus military check-points, but at some sections, where it may be more dangerous, we had one or two other soldiers with machine guns jumping into our bus to protect us. When we entered Xieng Khuang province area, all of us, both Laotians and tourists, had our ID and passports checked by a policeman. Since then, it looked more peaceful, and the road was smooth as there were no more mountains. Traveling by local bus on highway No. 7 in Laos still is one of the most adventurous experiences I've done in my travel life. I may have been killed by the bandits, or our old bus may have fell off the mountains on that day. Fortunately, there was no problem. I don't think I would dare to do it again, but in return, I had seen a great mountain scenery along the way.

Next morning I went to the Plain of Jars. I had to rent a car through my guest house instead of catching a Tuk Tuk on the streets, as a Laotian guide said that tourists should visit the sites which had landmines and bombs already cleared. We cannot go everywhere freely, but should be with a guide. There are 19 sites of jars in Laos. Site 1 (Bang Ang) is about 10km from Phonsavan town. There are 334 jars on site 1, including the biggest jar Thong Hai Hin of 6.6 tons. Many jars were broken due to American bombing. This area is very close to Vietnam during the war.

It's not known when the stones were laid at the site or the reason for laying them. The stone material is very special, not originated from that region. As a Laotian guide over there said, maybe the jars were made to used as coffins and moved from other places. I myself guess maybe they were made for keeping Lao Lao whisky.

As my flight to Vientiane would leave Phonsavan at 2:30pm, I didn't have enough time to see Site 2 (94 jars) and Site 3 (130 jars). At Phonsavan airport I met an Aussie tourist, who later became my good friend until now. Since then, I had a traveling companion in Vientiane. We spent a few days in Vientiane. First, we visited Pha That Luang great sacred stupa (built in 1566 by King Setthathirat), Patouxay victory gate (built in 1962) and Lao National Museum. The two must-see pagodas in Vientiane are Wat Pha Kaew (built in 1565) and Wat Si Saket (built in 1818, made of wood). We met a young monk at one of the pagodas who showed us around the city. He took us to Wat Simuang and Morning Market, where my Aussie friend bought an English book for him.

On my New Year's Eve in Vientiane (at home it was Tet), I went to the National Theater and enjoyed a great show of the Laotian traditional music and dances. There were only three tourists on that
Haw Phra Kaew temple in VientianeHaw Phra Kaew temple in VientianeHaw Phra Kaew temple in Vientiane

This pagoda was built in 1565 by King Satthathirat.
day (me and two more girls). The local artists and actresses performed dances and songs of the Lao Loum, Lao Poem Sithone, Phounoi (Phonsaly province), H'mong, Thaidam, Pakse and Khan (ie bamboo tube). At the end of the show there was a traditional wedding ceremony on the stage. At the main ceremony (Matken) we were invited Lao Lao whisky by bride and groom. They said something in Laotian language, maybe the best wishes, then we all danced Ramvong together. It was 10pm, and a couple of hours later, it would be the New Year's Eve in Vietnam. I was there in Vientiane with the Laotian people and very happy.

One of the interesting areas near Vientiane is Xieng Khuan Buddha statue park (24km south of Vientiane). There are many Buddha and Hindi statues. The distance from the park to Lao - Thai border (Friendship Bridge) is only 6km. The Friendship Bridge over the Mekong river was built during 1994-1997, and funded by the Australian government. In the middle of the bridge there is a red line, which is the border line between Thailand and Laos. We were allowed to walk till that red line, then back at the bus station where I bought a ticket and went to Nong Khai. The reason I had to go then back in Vientiane was that my visa was of a double entry type, and each entry was valid for only 7 days. I had to leave Laos, then come in again.

Nong Khai was a peaceful town, just 6-7km from Friendship Bridge. A Tuk Tuk followed me and offered a high price, 300 baht. I turned left to the Information Center and the girl there advised me that it only cost 10 baht for 1km and my trip should cost 80 baht. The Tuk Tuk stopped outside Indochina Market, and I started to explore the area on my own. There were 3 wats in Nong Khai that I visited during my short stay, according to my Tuk Tuk driver, Bochai Sakeo was the best one.

My trip was successful thanks to the help of Mr. Phou Vieng at the Lao Embassy in Hanoi. He consulted with me how to travel in Laos, as I had no guide book and didn't know any travel forum to ask my questions. He even called me twice and gave me telephone number of a bus company in Hanoi, although later I decided to fly to save time. He also wrote down "No spicy" on a paper, but I forgot to bring it with me. I ended up having spicy food just once in Vientiane.

I was also lucky to meet with so many helpful western tourists on this trip. The two American girls in Luang Prabang walked around the area with me until we could find a room for me. My Aussie friend was very kind and generous. He came to the Red Cross Organization in Vientiane and donated his hard earned money for the Laotian people. Many people, both tourists and locals, also told me that it was the first time they met a Vietnamese tourist traveling alone in their country. There is a Vietnamese community in some parts of Laos, but certainly they speak Lao language.

It is the adventure when traveling in Laos that made my trip interesting. The night before I took a bus from Luang Prabang to Phonsavan, I was so worried that I couldn't sleep. But once I overcame the challenges, then it was not only the beautiful landscape that I saw along highway No. 7,
Wat Xieng Thong in Luang PrabangWat Xieng Thong in Luang PrabangWat Xieng Thong in Luang Prabang

This pagoda was built in 1560 and there is the Tree of Life on the wall.
but I also deserved a braveness point when facing with the potential dangers. Fortunately, things were fine in the end. I met no bandits and had no accident when my bus climbed up and down the mountains, or my Tuk Tuk ran so fast (like crazy) in Vientiane and Nong Khai.

The eight days in Laos were a great experience in my life. My highlights on this trip were the visit to the Plain of Jars near Phonsavan, the amazing landscape and adventure by local bus along highway No. 7, the Mekong river in Vientiane, Luang Prabang and at Lao - Thai border, the beautiful wats, the meeting with some great western tourists and the gentle locals. "Sawadee" (hello), I heard that word many times, and it was more special, when I heard it in the morning of my first day of the lunar new year in Vientiane. A Laotian man holding his daughter on an arm, smiled and greeted me "Sawadee" with his gentle voice. I answered him with my care for his daughter "Maybe she is cold" as she wore a thin shirt. On my flight to Luang Prabang a little girl sitting next to me shared with me some seeds that were so hard that I couldn't chew. There are many people, who were happy when they knew that I came from Vietnam and tried to speak some words in Vietnamese with me. One of them even said "Vietnam is our brother". I was very touched hearing so. And it reminded me of a song about the Red river and the Mekong river - the two rivers in the two countries - that were considered a symbol of the friendship between Vietnam and Laos.

Blogs about two other trips to Laos:

Savannakhet

Vientiane and Vang Vieng

THĂM NƯỚC BẠN LÀO

(Tháng 1 năm 2004)

8 ngày nghỉ Tết Giáp Thân 2004, tôi đã đi qua 3 tỉnh của Lào để đến thăm thủ đô Vientiane, cố đô Luang Prabang, Cánh đồng chum ở tỉnh Xieng Khuang, vượt qua biên giới Lào - Thái và thăm tỉnh Nong Khai của Thailand. Chắc các bạn sẽ nói “Lào thì có gì mà phải xem?”, nhưng thực ra mỗi nơi đều có cái đẹp và nét văn hoá riêng mà nơi khác không có được. Lào - đất nước của hàng trăm chùa chiền và những con người mến khách - thực sự rất ấn tượng, như trên trang web của dân ba lô bụi có nhấn mạnh “Laos is the highlight of South East Asia.”

Cố đô Luang Prabang (thế kỷ 11 - Di sản thế giới)

Sau 1 giờ bay từ Hà Nội đến thủ đô Vientiane rồi ngồi chờ transit 5 tiếng đồng hồ ở sân bay, tôi chuyển sang đường bay nội địa của Lao Airlines để bay chuyến Vientiane - Luang Prabang vào lúc 4 giờ rưỡi chiều. Máy bay đi chặng đường này là loại ATR72 có 70 chỗ, bay mất 30 phút. Nếu đi bằng xe buýt thì phải mất khoảng 12 giờ mà toàn đường núi cao như đèo Pha Đin của Việt Nam vậy. Từ trên máy bay nhìn xuống thấy toàn núi xen lẫn thấp thoáng những ngôi chùa.

Làm quen với hai cô gái người Mỹ và một cô người Canada, cả bọn gom tiền thuê một chiếc xe Tuk Tuk đến khu phố của Tây ba lô. Rất may là tôi đã gặp được những cô gái này, vì tôi đi du lịch một mình, hoàn toàn không có guide book trong tay, nên không biết mình sẽ trọ ở đâu. Sau khi lượn quanh mấy khu phố mới tìm được một nhà trọ bên bờ sông Mekong. Sau bữa tối, cả bọn đi xem chợ đêm, chủ yếu là hàng thổ cẩm và cả những chai rượu nhỏ có con rắn bên trong ngậm đuôi của nó. Hai bên đường của chợ đêm thấy lờ mờ những ngôi chùa trong bóng tối. Trên núi cao có một ngôi chùa thắp đèn rất đẹp, đỉnh tháp lấp lánh cuốn hút mọi người từ khắp nơi hướng về.

Buổi sáng duy nhất ở Luang Prabang, tôi dậy sớm và dạo quanh khu phố gần nhà trọ để xem một vài ngôi chùa. Sương mù dăng đầy sông Mekong trắng xoá, bụi bay lất phất và khá lạnh. Chúng tôi hẹn nhau tập trung lúc 9 giờ sáng để đi thăm động Pak Ou cách Luang Prabang 25km. Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm làng Ban Xang Hai chuyên nấu rượu nếp cẩm, người Lào gọi là “Lào Lào”. Rượu này khá mạnh. Tôi đã thử uống lúc buổi sáng ở nhà trọ, khi mấy người đàn
Wat Si Saket temple in VientianeWat Si Saket temple in VientianeWat Si Saket temple in Vientiane

This pagoda was built in 1818 by King Anouvong who was the last king of the Lan Xang kingdom.
ông người Lào mời tôi uống. Sau đó, chúng tôi đi tiếp bằng xe Tuk Tuk đến một ngôi làng và đi thuyền qua sông Mekong để leo lên động Pak Ou. Động này nằm ở nơi giao nhau giữa sông Mekong và sông Nậm Ou. Bên trong động có rất nhiều tượng Phật với đủ kích cỡ và kiểu dáng theo phong cách cổ điển của Luang Prabang. Đi tiếp bên trái là động Tam Ting, bên trong động rất tối nên phải dùng đèn pin.

Trên đường quay về, chúng tôi dừng ở làng Xang Khong xem người ta dệt đồ thổ cẩm và làm giấy từ cây Sa. Cầm từng nắm thân cây được nghiền và ngâm trong nước biến thành bột, hai cô gái dàn đều lên khung, sàng đều trong nước rồi xếp lá cây và những cánh hoa lên, sau đó đem phơi. Kết quả là họ có được một loại giấy sần sùi, trên đó là lá cây màu xanh và cánh hoa màu đỏ trông rất ấn tượng. Giấy này có thể làm đèn lồng, phong bì, bìa sổ v.v.

Buổi chiều, tôi tới thăm Viện bảo tàng Luang Prabang (Royal Palace Museum), nơi đây còn lưu giữ ngai vàng của Vua Sisavangvong (1905 - 1959) - vị vua cuối cùng của nước Lào, và những đồ vật qua nhiều triều đại vua chúa. Dọc hành lang là những thùng sách cổ, trong một gian phòng là bộ dụng cụ âm nhạc truyền thống và rất nhiều mặt nạ cũng như những món quà tặng từ nhiều nước trên thế giới mà Việt Nam được đặt ở một vị trí quan trọng.

Tại Luang Prabang có 32 trong tổng số 66 ngôi chùa được xây trước thời kỳ thuộc địa Pháp hiện còn được lưu giữ lại. Do không có nhiều thời gian, nên tôi chỉ đến xem những ngôi chùa chính, trong tiếng Lào “Wat” có nghĩa là “chùa” (temple). Đầu tiên là Wat Sen, rồi đến Wat Xieng Thong (xây năm 1560) có hình “Tree of Life” nạm bằng những mảnh gương nhỏ đầy màu sắc trên một mặt tường của chùa, đây cũng là chùa lớn nhất và đẹp nhất.

Khi tôi đang đứng xem Wat Wisunlat (xây năm 1512), một chiếc máy bay của Hàng không Lao Airlines bay rất thấp qua khu chùa này và nó làm cho tôi nhớ đến chuyến bay Vientiane - Luang Prabang của ngày hôm qua khi tôi bay đến đây. Đi dọc theo con đường chợ, tôi ghé thăm Wat Mai trước khi leo núi Phu Si để ngắm hoàng hôn. Hoá ra ngọn tháp mà tôi thấy ánh đèn rất đẹp đêm qua là ngôi chùa Wat Tham Phu Si trên đỉnh núi này. Đứng ở đây ngắm mặt trời lặn, bên dưới là sông Mekong, nhà cửa làng mạc trù phú, phong cảnh thật thanh bình.

Kế hoạch của tôi ở Luang Prabang chỉ có một ngày và với những gì đã thấy quả là quá đủ.

Cánh đồng chum cách Phonsavan 10km (tỉnh Xieng Khuang)

8 giờ rưỡi sáng, tôi có mặt ở bến xe buýt để đi từ Luang Prabang đến Phonsavan (tỉnh Xieng Khuang). Giá vé xe buýt là 60.000 kip (6 USD) cho chặng đường 130km (toàn đường núi) dọc theo quốc lộ số 7, mất tận 8 giờ xe chạy. Họ chỉ cho tôi xe buýt, một chiếc xe trông như xe đò ở Việt Nam, chất đầy hàng trên nóc, ròng dây buộc, khói đen xả ra khét lẹt. Hai anh bộ đội cầm súng AK lên xe, một anh ngồi đầu xe, một anh ngồi cuối xe, họ ăn mặc như thường dân. Sau 2 lần soát vé, mãi gần 9 giờ xe mới khởi hành.

Thực sự là tôi lo sợ rất nhiều cho chặng đi này, thậm chí suốt cả đêm qua chỉ ngủ chập chờn vài tiếng. Tại đường quốc lộ số 7 và quốc lộ số 13 của miền bắc Lào, đôi khi xảy ra các vụ tấn công xe buýt hoặc người đi đường. Người ta nói là do thổ phỉ tiến hành, nhưng thực ra cũng có những lý do khác nữa. Ngay cả sếp người Nhật của tôi cũng nói rằng Đại sứ quán Nhật cảnh báo công dân của họ về việc một số người Lào bị tấn công trên xe buýt khi đi trên các đường quốc lộ này. Các bạn có thể hình dung được sự mạo hiểm khi đi du lịch đường bộ ở một số khu vực của miền bắc Lào.

Bắt đầu đi vào khu vực núi. Bên dưới mây trắng bồng bềnh. Suốt chặng đường đi toàn là đường núi nên rất dốc và ngoằn ngoèo, xe cũ nên leo núi chậm rì rì, phanh ken két. Nhưng bù lại, phong cảnh đẹp vô cùng, núi non trùng điệp, đẹp như ở Sapa vậy. Rất lâu mới gặp một xe ô tô khác hay một bản làng dân tộc. Đến trưa, xe dừng lại ở một thị trấn để ăn trưa. Anh bộ đội ngồi phía trước thấy tôi nhìn chằm chằm khẩu súng thì mỉm cười, đi đâu cũng thấy anh xách súng theo.

Trời nắng nhẹ, phong cảnh tuyệt đẹp. Thực sự đối với tôi rừng núi rất thanh bình, nhưng ai mà biết được thổ phỉ nấp ở đâu và sẽ tấn công bất ngờ vào khi nào. Trên đường đi, đến một đoạn có lẽ là nguy hiểm nhất, xe được bổ sung thêm mấy anh bộ đội, có lúc là 3-4 tay súng trong xe, từng chặng lại có trạm gác. Dọc đường họ lại nhặt thêm mấy người dân tộc và một gia đình với cả tre nứa, lồng gà và bao tải gì đó to kềnh. Đến trạm kiểm soát vào tỉnh Xieng Khuang, tất cả mọi người trên xe bị kiểm tra giấy tờ và hộ chiếu.

Từ Xieng Khuang trở đi không còn đường núi nữa mà là đồng bằng. Có lẽ đoạn đường nguy hiểm nhất chúng tôi đã đi qua. Từ đây cuộc sống trông trù phú hơn chứ không nghèo như bản làng dân tộc trên đường và tôi cũng cảm thấy rất gần nhà.

Đến Phonsavan là 5 giờ chiều. Sau khi tìm được phòng trọ, tôi đặt thuê một chiếc xe ô tô giá 12 USD để đi thăm Cánh đồng chum, cách Phonsavan 10km. Nếu đi nhiều người thì share tiền dễ hơn, nhưng tôi đi một mình nên phải chịu giá đắt. Lý do không được thuê xe Tuk Tuk (mặc dù rẻ hơn rất nhiều) là do chính quyền địa phương sợ khách du lịch đi vào khu vực chưa rà phá bom mìn.

Sáng hôm sau, tôi đi thăm Cánh đồng chum - Site 1 (diện tích 25 ha, 334 chiếc chum, tên của Site 1 là Bang Ang). Toàn nước Lào có 19 sites, nhưng riêng tỉnh Xieng Khuang có 3-4 sites, trong đó Site 1 có 334 chiếc chum, Site 2 có 94
Lao danceLao danceLao dance

Musical and dancing performance at the Lao National Theater in Vientiane.
và Site 3 có 130 chiếc chum. Tôi chỉ có một buổi sáng ở đây, nên chỉ kịp xem Site 1 có quy mô lớn nhất và chiếc chum khổng lồ nặng 6,6 tấn. Mọi người nói vậy là đủ.

Trong Site 1 lại có 3 khu vực. Đầu tiên là một số chiếc chum lớn, ở đây có chiếc chum to nhất tên là Thong Hai Hin, nặng 6,6 tấn, đường kính 2,5m. Anh lái xe chỉ cho tôi xem hố bom của Mỹ ở ngay cạnh đó. Khu vực này trong thời chống Mỹ giao tranh quyết liệt, vì rất gần Việt Nam.

Đi xuống tiếp là bãi thứ hai. Trải dài trên một diện tích rộng lớn là hàng trăm chiếc chum đủ kiểu dáng và tôi phát hiện chỉ có một chiếc chum là có nắp. Một số chum có đường viền gờ phía trên. Ngó vào bên trong thấy khô hoặc có nước. Không ai biết được nguồn gốc của những chiếc chum này là từ đâu và khi nào. Chất liệu đá rất đặc biệt không phải của địa phương này. Nhiều chum bị sứt mẻ và vỡ do bom Mỹ.

Trên đồi tự nhiên lẻ loi 3 chiếc chum, gần đó có một cái hang bên trong có 3 lỗ ánh sáng tràn vào. Trên Cánh đồng chum không có cây xanh nên rất nắng nóng. 11 giờ trưa, tôi quay về Phonsavan để chuẩn bị cho chuyến bay 2 giờ rưỡi chiều đi Vientiane. Nhìn thấy mấy người Lào gói bánh chưng bánh tét, lòng cũng thấy nhớ nhà.

Thủ đô Vientiane

Chuyến bay Phonsavan - Vientiane bị trễ giờ, nên mãi 4 giờ rưỡi chiều máy bay mới hạ cánh xuống sân bay Wattay của thủ đô Vientiane. Tất cả phòng trọ đều full, nên tôi đành phải thuê tạm một phòng trọ giá 8 USD/đêm, phải dùng nhà tắm công cộng. Nhà trọ cũng có loại 2 USD/giường cho phòng tập thể 10 giường, nhưng tôi không muốn ở chung phòng với những người lạ. Buổi tối hôm đó, tôi đi dọc bờ sông Mekong, có rất nhiều hàng ăn ở đây, đèn màu và nhạc sống động. Đây là bờ sông Mekong tại thủ đô Vientiane của Lào và nó gợi cho tôi nhớ đến bờ sông Mekong ở Phnom Penh của Campuchia, mặc dù ở đó bờ sông được kè sạch sẽ và thoáng đãng hơn nhiều.

Sáng hôm sau, tôi thuê xe Tuk Tuk đi thăm quan Vientiane. Giữa thế kỷ 16, Vua Setthathirat dời kinh đô nước Lan Xang (triệu voi) từ Luang Prabang về Vientiane. Thủ đô nằm ở khúc cong của sông Mekong giữa vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. Vientiane (người địa phương gọi là Wieng Chan) là một thành phố thanh bình có nhiều chùa chiền và chợ. Tại nước Lào, mật độ dân cư tập trung đông nhất là tại Vientiane và Savanakhet.

Nơi đầu tiên tôi đến thăm là Pha That Luang (Great Sacred Stupa). Ngọn tháp này là biểu tượng của Phật giáo và chủ quyền của vương quốc Lào, được Vua Setthathirat xây dựng vào năm 1566. Tiếp theo là Patouxay Victory Gate - Khải hoàn môn của Vientiane, được xây vào năm 1962, cao 7 tầng (56m). Leo lên trên có thể nhìn thấy toàn cảnh thủ đô Vientiane.

Buổi trưa, tôi quay về nhà trọ và lần này thì tôi tìm được một căn phòng tốt hơn. Nhiều thứ ở Lào đắt đỏ vì dân số ít, chỉ có 5,5 triệu người, hàng hoá nhiều khi phải nhập từ Việt Nam hay Thailand. Buổi chiều, tôi tự tìm đường đến Viện Bảo tàng Quốc gia Lào, đi qua những gian phòng từ thời kỳ đồ đá, một căn phòng có sơ đồ cánh đồng chum và một chiếc chum trưng bày, những gian phòng mô tả thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ mà lịch sử gắn bó khăng khít với Việt Nam.

Hai ngôi chùa cổ tôi đến thăm là Wat Pha Kaew, nơi từng là đền thờ hoàng tộc của nền quân chủ Lào và được Vua Setthathirat xây vào năm 1565. Bên trong có rất nhiều tượng Phật quý giá nhất của Lào như các tượng đá từ thế kỷ 6-9. Tiếp theo là Wat Sisaket do Vua Anouvong (vị vua cuối cùng của vương quốc Lan Xang) xây vào năm 1818 với nguyên liệu bằng gỗ.

Trò chuyện cùng một nhà sư trẻ, tôi biết được là nhà sư ở Lào có thể ăn thịt (trừ thịt chó). Hàng ngày, các nhà sư cầm bát đi xin ăn trên đường. Họ có thể bỏ làm sư và quay về đời thường lập gia đình. Điều này rất khác với Việt Nam. Thực ra, nhiều gia đình ở Lào rất nghèo, nên họ gửi con vào chùa để được đi học.

8 giờ rưỡi tối là chương trình ca múa nhạc dân tộc, giá 6 USD. Chỉ có 3 người xem là tôi, một cô người Nhật và một cô người Pháp. Mở đầu chương trình là 3 cô gái tóc vấn cao, mặc trang phục dân tộc của người Lào Loum (chiếm 50% dân số Lào), rắc những cánh hoa đại lên đầy sàn diễn. Tiếp theo là điệu múa một trích đoạn Lao Poem Sithone, các điệu múa tập thể của người dân tộc Phounoi (tỉnh Phonsaly), H’mong, Thaidam, biểu diễn nhạc cụ khèn (tiếng Lào gọi là Khan) và một cô gái hát 2 bản tình ca bằng tiếng Lào.

Cuối cùng là cảnh đám cưới của người Lào. Trước tiên là cảnh xin dâu, chú rể bị các cô bạn gái của cô dâu bắt nạt mãi mới cho vào, cảnh rước dâu có rất nhiều người cùng đi vòng quanh phòng, rồi Matken - buổi lễ chính, tất cả mọi người ngồi trên sàn thắp nến, tung hoa đại và nói lời chúc với cô dâu chú rể. Cả 3 vị khách chúng tôi được cô dâu chú rể đến tận nơi rót rượu Lào Lào mời uống. Hai chàng trai cô gái chạy đến buộc vào cổ tay tôi những bông hoa đại kết bằng dây và nói gì đó bằng tiếng Lào, có lẽ là những lời chúc tốt lành.

Kết thúc show diễn, cả chủ lẫn khách cùng múa điệu Ramvong trong tiếng nhạc rộn ràng và lời ca ngọt ngào của bài hát Yensabai Saona - bài hát nổi tiếng nhất của Lào nói về người nông dân. Bây giờ là 10 giờ đêm 30 Tết, chỉ còn 2 tiếng đồng hồ nữa là Giao thừa ở Việt Nam. Tôi đang ở đây múa Ramvong cùng các bạn Lào và hạnh phúc vô cùng. Ngày đầu tiên ở Vientiane quả là quá ấn tượng.

Biên giới Lào - Thái (Cầu Hữu nghị)

Hôm nay là ngày mùng một Tết ở Việt Nam và cũng là một ngày thật đặc biệt, vì tôi đã đi qua 2 quốc gia.

Visa của ĐSQ Lào cấp cho tôi là loại transit 2 lần, giá 45 USD, mỗi lần 7 ngày, nên tôi phải sang Thailand rồi quay lại Lào để được phép ở Lào lâu hơn.

Đầu tiên, tôi đến thăm khu tượng Phật Xieng Khuan, cách Vientiane 24km. Trên một cánh đồng cỏ có rất nhiều tượng pha trộn Phật giáo và Hindu, mỗi bức tượng là một nghệ thuật mà ấn tượng nhất là tượng Phật Xieng Khuan khổng lồ nằm chống tay và mỉm cười hiền từ. Từ đây đến biên giới Lào - Thái rất gần, chỉ khoảng 6-7km.

Cầu Hữu nghị (Friendship Bridge) dài 1,4km, do chính phủ Australia xây tặng vào những năm 1994 - 1997. Mỗi nửa cầu thuộc về một quốc gia giống như sông Mekong chia đôi vậy. Tôi chỉ được phép đi bộ đến phiến đá đen ngay chính giữa cầu là địa phận của Lào rồi phải quay lại đầu cầu làm thủ tục xuất cảnh khỏi Lào, lên xe buýt qua Cầu Hữu nghị và vào Thailand ở đầu bên kia cầu. Vì tôi chỉ dự định ở Thailand trong vòng 3 giờ đồng hồ rồi quay về Vientiane, nên trong
Xieng Khuang airport, PhonsavanXieng Khuang airport, PhonsavanXieng Khuang airport, Phonsavan

This is the most simple airport I've ever seen.
thời gian ngắn như vậy chỉ kịp thăm một vài ngôi chùa và chợ ở tỉnh Nong Khai gần biên giới.

Ấn tượng về chuyến đi

Một điều thú vị tôi biết được, nước Lào không còn là “đất nước triệu voi” như tên gọi Lan Xang mà vị vua Fa Ngum đã đặt tên cho vương quốc của mình ở Luang Prabang vào giữa thế kỷ 14. Số voi mà nước Lào có bây giờ chỉ khoảng 1.000 con, mà thậm chí còn bị bán sang Thailand để nuôi dậy. Nhiều người Lào cũng ngạc nhiên khi thấy tôi đi một mình và nói là lần đầu tiên họ gặp một người Việt Nam đi du lịch, vì Việt Kiều sống ở đó đều nói tiếng Lào.

8 ngày hành trình thăm Lào - Thái, tổng cộng chi phí của tôi chỉ mất 400 USD, trong đó visa và vé máy bay (4 chặng bay của Lao Airlines) đã mất đến 300 USD rồi. Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi này, tôi phải lên kế hoạch với các phương án khác nhau, tìm thông tin trên Internet về lịch sử nước Lào, copy một bài báo, gọi điện thoại nhiều lần đến Đại sứ quán Lào để hỏi về visa và khoảng cách quãng đường, liên lạc với Hàng không Lao Airlines và tìm được đại lý bán vé máy bay. Anh Phouvieng ở Đại sứ quán Lào đóng vai trò quan trọng trong chuyến đi thành công này. Chính anh đã tư vấn cho tôi rất nhiều để cuối cùng tôi đi đến quyết định là sẽ thăm cả Cánh đồng Chum - điều mà trước kia tôi không hề nghĩ đến. Không chỉ tư vấn cho tôi, anh còn trấn an tôi là ở Lào nhiều người nói tiếng Việt và an ninh không quá sợ như tôi nghĩ mà chỉ là thanh toán băng đảng và cứ 2km lại có bộ đội gác. Tôi cũng nhờ anh viết ra giấy từ “Không cay” bằng tiếng Lào, nhưng rồi tôi lại quên mất không mang theo mà vứt béng ở nhà. Khi ở Lào, tôi cũng chỉ bị một lần duy nhất cho ăn ớt xanh khá cay.

Đi du lịch một mình mà hoàn toàn không có guide book trong tay quả là vất vả. May mắn là tôi đã gặp được những người bạn ba lô bụi cũng thật tận tình giúp đỡ. Hơn nữa, chính sự mạo hiểm của du lịch đường bộ ở nước Lào càng làm cho chuyến đi thú vị và khi đã vượt qua thử thách rồi thì không chỉ cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời tôi đã thấy dọc đường mà bản thân còn được cộng thêm điểm dũng cảm, vì đã đi vào nơi có hệ số nguy hiểm cao. May là mọi việc xuôn xẻ, không gặp thổ phỉ, xe không bị sự cố hay tai nạn khi leo núi và Tuk Tuk ở Vientiane và Nong Khai phóng như điên mà không hề hấn gì.

Mỗi ngày hành trình là một ngày khám phá bao điều mới lạ và gặp gỡ những con người thân thiện ở khắp mọi nơi. Không chỉ là cảnh đẹp của sông Mekong và núi non hùng vĩ, không chỉ là lịch sử và kiến trúc chùa tháp, mà chính những người dân Lào thân thiện và mến khách, luôn luôn với nụ cười trên môi và câu chào “Sawadee” đã để lại những ấn tượng thật sâu đậm. Đó là cô
Wedding ceremonyWedding ceremonyWedding ceremony

Wedding ceremony on the stage at the Lao National Theater in Vientiane.
bé người Lào ngồi trên máy bay chia sẻ với tôi mấy hạt me có vỏ cứng đến mức không thể cắn nổi, hay những người bán vé xe buýt ở bến xe Luang Prabang nghĩ tôi là người Singapore, anh lái xe ở Phonsavan dẫn tôi đi xem Cánh đồng Chum nói tiếng Việt rất giỏi, nhà sư trẻ dẫn tôi thăm quan chùa, một người đàn ông bế con gái đứng trên đường phố Vientiane với nụ cười hiền lành chào tôi vào buổi sáng năm mới và còn rất rất nhiều người yêu mến Việt Nam, họ rất vui khi biết tôi là người Việt Nam và cố gắng nói vài câu tiếng Việt với tôi.

Hồng Hà và Cửu Long, hai dòng sông ở hai đất nước từng được ví như tình hữu nghị khăng khít giữa hai dân tộc Việt - Lào. Bạn hãy đến tận nơi, nhìn tận mắt cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng, chiêm ngưỡng những ngôi chùa cổ kính từ thế kỷ 16, cùng sống trong cuộc sống bình lặng của những người dân thân thiện, bạn mới cảm nhận hết những điều tôi muốn nói. Chính sự mạo hiểm và vất vả của chuyến đi mà khi đã trải qua rồi, những gì chúng ta làm được sẽ càng có ý nghĩa hơn rất nhiều. Chắc hẳn các bạn cũng đồng ý với tôi rằng Lào cũng thú vị và đáng phải đến xem chứ nhỉ.

Các bài viết khác về nước Lào:

Savannakhet

Vientiane and Vang Vieng


Additional photos below
Photos: 36, Displayed: 36


Advertisement

The view of Xieng Khuan park The view of Xieng Khuan park
The view of Xieng Khuan park

There are many Buddha statues at Xieng Khuan park near Vientiane.
Patouxay victory gate in Vientiane Patouxay victory gate in Vientiane
Patouxay victory gate in Vientiane

On the rooftop floor of the Patouxay victory gate.


30th September 2009

This such amazing creature. Will definitely put this to my 2010 routes. Thank for such good info too. d;D

Tot: 0.112s; Tpl: 0.021s; cc: 14; qc: 36; dbt: 0.037s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 1; ; mem: 1.3mb