Chuà Thầy pagoda & Chàng Sơn fan village


Advertisement
Vietnam's flag
Asia » Vietnam » Red River Delta » Hanoi
October 13th 2010
Published: October 13th 2010
Edit Blog Post

A 3m wide fan made in Chàng Sơn villageA 3m wide fan made in Chàng Sơn villageA 3m wide fan made in Chàng Sơn village

This is one of the fans at the house of Mr. Mơ, who is a famous artist in Chàng Sơn fan village. He used to make very large fans with beautiful paintings on them for Hanoi's festivals.
Saturday 9 October 2010 - My English friend Ned visited Hanoi to see his old friends and attend the 1000th year anniversary of the city. He wanted to see the countryside, so we rented a taxi and traveled 40km to Quốc Oai commune. Ned has been to Vietnam on 12 trips, previously on business as he worked for EU projects. This time he traveled as a tourist and this may be his last trip to Vietnam, as his wife doesn't want him to travel so far away again. I am grateful to Travel Blog as he found my page through Google a couple of years ago and we became good friends since then.

The first site we visited was Chuà Thầy pagoda. There are many places to see in this area, including pagodas, temples and caves. Two local women showed us around and we gave them some tips. The countryside landscape is so beautiful with yellow rice fields during the harvest, ponds and trees.

Then we traveled some km to Chàng Sơn fan village. The reason why I wanted to see this village is that last year on a flight of Vietnam Airlines I read an article about it
Chàng Sơn fan villageChàng Sơn fan villageChàng Sơn fan village

This is wife of Mr. Mơ (famous artist) in Chàng Sơn fan village. She is 70 years old and still keeps black teeth like some old ladies in the countryside. (Đây là vợ của nghệ nhân Dương Văn Mơ tại làng quạt Chàng Sơn. Tiếc là ông Mơ đang bị ốm và nằm bệnh viện nên tôi không thể gặp ông được - Ngày 9/10/2010)
on the Heritage magazine. It was written about an artist who made the biggest fan of Vietnam (width 9m, height 4.5m) with paintings of traditional market in northern Vietnam. I had seen this fan during the Hanoi Flower Festival 2009, so I really wished to meet with its author. His name is Mr. Mơ and he is over 70 years old. Unfortunately, when we found out his house in Chàng Sơn village, he was sick and had to stay in bed at the hospital. We met his wife (also 70 years old - photo No. 2) when she was walking with other ladies inside the alley. She took us to her house (a Christian family) and called her son back home to meet us. Mr. Đoàn (photo No. 15) is one of the talented sons in this family. He took us to a working room on the 2nd floor and showed us some samples of incomplete fans as well as his paintings. Their business is related to the orders from clients such as hotels or companies. The fans are also used as presents for government officials, wedding cards and displayed in the festivals. They have also been exported to many countries. As Mr. Đoàn explained,
My English friend Ned in Chuà Thầy pagodaMy English friend Ned in Chuà Thầy pagodaMy English friend Ned in Chuà Thầy pagoda

My friend Ned wears a shirt with words "I love Hanoi" and the red tape over his forehead with words "Hanoi 1000th year". He has been to 50 countries, but he loves Vietnam most of all. Next to him is a local man at Chuà Thầy pagoda.
to make these fans, each household in the village is hired to complete a part of the works, then he combines them in the end. For very large fans, they need high preciseness while matching all pieces. Mr. Đoàn and his father were intending to make a 15m wide fan with paintings of 1000 dragons for the 1000th year anniversary of Hanoi. Because the father was sick, they had to suspend the work.

We also asked Mr. Đoàn if he had attended a painting course. He said he only learned from his father and never went to any art school. This is also one of some families in the village which still preserve this traditional work that has lasted 200 years. As next day would be an important holiday (Hanoi's Liberation day & Hanoi's 1000th year anniversary) and workers took this weekend off work, we didn't get the chance to see how they make fans at their workshops. We left the village at 3pm, so we spent 7 hours for this trip. What impressed us in both villages was the countryside landscape, traditional art work and friendliness of the locals we met.

Travel tips: The taxi we rented
Gate into Chùa Thầy pagoda areaGate into Chùa Thầy pagoda areaGate into Chùa Thầy pagoda area

I am walking through a gate into the pagoda area. A local woman gave me her conical hat so that I could protect myself from the sun.
was based on meter, VND 740,000 or US$37 for the trip. Donation is expected at the pagodas (one or two USD).

My blogs about villages in Hanoi or near the city which make traditional products:

Bát Tràng ceramic village
Phù Lãng ceramic village
Đồng Kỵ furniture village
Chuông hat village (Nón làng Chuông)
Vác village & Cự Đà village
Đọi Tam drum village

Chùa Thầy và làng quạt Chàng Sơn - Ngày 9/10/2010

Bạn người Anh của tôi là Ned đến Hà Nội nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long và gặp lại những người bạn cũ của ông. Vì ông muốn xem phong cảnh làng quê Bắc Bộ ở gần Hà Nội, nên chúng tôi thuê xe taxi đến thăm Chùa Thầy và làng quạt Chàng Sơn (cách Hà Nội 40km). Ned đã đến Việt Nam 12 lần, vì trước đây ông từng làm việc cho các dự án của Liên minh Châu Âu. Đây có lẽ là chuyến đi cuối cùng của ông đến Việt Nam, vì vợ của ông không muốn ông đi xa nữa. Chúng tôi khởi hành lúc 9 giờ sáng và về đến trung tâm Hà Nội vào lúc 4 giờ chiều. Tại Chùa Thầy (huyện Quốc Oai) có rất nhiều điểm thăm quan, bao gồm cả hang động ở trên núi. Hai người phụ nữ bán hàng rong ở Chùa Thầy đi theo chúng tôi để làm hướng dẫn viên. Trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi đến thăm Đền Trình, Miếu Sơn Thần, Chùa Một Mái, Đền Thượng và Điện Mẫu. Tôi thích nhất khung cảnh làng quê thanh bình với hồ nước, con đường làng, những cánh đồng lúa chín vàng đúng mùa thu hoạch và thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp một công trình nào đó liên quan đến chùa chiền và Phật giáo. Tiếc là người ta đang nạo vét tại Thủy Đình, nên tôi không chụp được tấm ảnh ngôi chùa nhỏ trên mặt nước.

Tiếp theo, chúng tôi đi vài km nữa để sang làng quạt Chàng Sơn. Năm ngoái, trên một chuyến bay của Vietnam Airlines, tôi đọc một bài báo viết về ngôi làng này trên tạp chí Heritage. Tôi rất muốn được gặp nghệ nhân Dương Văn Mơ là tác giả của chiếc quạt lớn nhất Việt Nam. Trong Lễ hội hoa Hà Nội hồi đầu năm 2009, chiếc quạt này đã được trưng bày ở phía trước đền Bà Kiệu. Dưới đây là một đoạn trong bài
A sample of incomplete fanA sample of incomplete fanA sample of incomplete fan

Each part of the fan is made by a household in the village, then they are combined together, so this work requires preciseness. The fans are made based on the orders from clients. They can be used for decorations at hotels, meeting halls, festivals etc.
viết trên tạp chí Heritage:

"Theo dấu tích của chiếc quạt khổng lồ với chiều rộng tới 9m, cao 4,5m, trang trí trên chiếc quạt là hình ảnh những phiên chợ quê xưa của các làng quê Việt Nam. Tác giả là nghệ nhân Dương Văn Mơ năm nay đã ngoài 70. Ông bảo khâu khó nhất trong các công đoạn là vót nan phải nhẵn, đều, mỏng mượt. Ông thích nhất cái sự bền chắc của chiếc quạt ngày xưa, tuy chỉ làm bằng giấy dó mỏng manh, nhưng rất đặc và dai, khiến cái quạt vừa nhẹ vừa mát. Nhàn tản rảnh rang, ông tự làm chơi những chiếc quạt be bé bằng bàn tay, nhưng trên đó là tâm huyết và kỹ thuật của một nghệ nhân già, khiến những chiếc quạt chơi đó "đắt khách tri kỷ". Làm được cái nào, biếu tặng cái đó.

Trong căn nhà "tam đại đồng đường" ấy, anh Dương Văn Đoàn, 40 tuổi, con trai ông Mơ cũng nối nghiệp ông cha. Bởi không chỉ thấy cái hay trong việc gìn giữ nghề truyền thống, mà giá trị kinh tế từ chiếc quạt nhỏ bé, giản dị đã
A little boy in Chàng Sơn fan villageA little boy in Chàng Sơn fan villageA little boy in Chàng Sơn fan village

He wears a red tape over his forehead with words "I love Hanoi". Not only in Hanoi, but also in the countryside we could feel the atmosphere of Hanoi 1000th year celebration.
biến nghề làm quạt từ nghề phụ thành nghề chính của gia đình. Thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho cả trăm lao động trong xã, anh Đoàn được xã vinh danh "Tinh hoa quê lụa" năm 2005. Với bàn tay khéo léo của người thợ Chàng Sơn, nổi tiếng vốn không chỉ làm quạt giấy mà còn có nghề mộc, mây tre đan, cùng với sức sáng tạo của tuổi trẻ, anh Đoàn đã mở rộng đối tượng khách của mình là người Châu Á và châu Âu. Chiếc quạt giờ đây trở thành quà tặng của Việt Nam trong những dịp lễ hội ở nước ngoài, thành những tấm thiệp cưới của những bạn trẻ trọng giá trị văn hóa truyền thống, thành những tấm thiệp mời sang trọng trong những dịp trọng đại".

Xe taxi đưa chúng tôi đi qua cánh đồng lúa chín vàng và men theo con đường nhỏ vào làng Chàng Sơn. Dọc hai bên đường là những cửa hàng làm đồ gỗ. Chúng tôi tìm thấy ngõ vào nhà nghệ nhân Dương Văn Mơ. Rất nhiều người dân xúm lại trả lời chúng tôi là ông Mơ hiện đang bị ốm và phải nằm bệnh viện. Đúng lúc đó có mấy cụ bà đi ngang qua chỗ chúng tôi đứng và một trong số đó có vợ ông Mơ. Bà dẫn chúng tôi về nhà và gọi anh Đoàn về để tiếp chúng tôi. Trên tường nhà treo rất nhiều ảnh Chúa và tôi ngạc nhiên khi biết gia đình này theo đạo Thiên Chúa giáo. Anh Đoàn dẫn chúng tôi lên tầng 2 là xưởng làm việc của hai cha con. Trên tường là những chiếc quạt giấy vẽ tranh rất đẹp. Anh mở ra một chiếc quạt rộng 3m và dựa lên tường. Anh cũng cho chúng tôi xem hình cắt rồng và chim công mà anh đã phải dùng dao trổ để cắt vì những chi tiết rất nhỏ. Sau đó, anh mở một tập các bức tranh anh vẽ trên bề mặt quạt. Anh giải thích là mỗi hộ gia đình chỉ làm một phần công việc như nan quạt, cắt vải và anh là người cuối cùng kết nối các bộ phận thành chiếc quạt hoàn chỉnh. Với những chiếc quạt lớn như chiếc quạt kỷ lục Việt Nam rộng 9m thì phải làm từng phần nhỏ và đòi hỏi độ chính xác cao để khi ráp lại với nhau không bị sai sót. Ông Mơ cũng đang làm dở dang chiếc quạt lớn hơn nữa, rộng 15m, với hình ảnh 1000 con rồng để chào mừng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nôi, nhưng vì ông bị ốm nên công trình này đành phải hoãn lại.

Gia đình anh Đoàn chủ yếu làm các sản phẩm quạt theo đơn đặt hàng của các khách sạn hay công ty. Những chiếc quạt cũng được dùng làm quà tặng cho các vị khách nước ngoài trong các dịp trọng đại, hoặc trưng bày trong các dịp lễ hội và xuất khẩu sang nhiều nước. Chúng tôi hỏi anh học vẽ ở đâu và anh nói là anh chưa bao giờ đến trường mà chỉ học từ cha của anh. Lúc chúng tôi ngồi uống trà, một người cô trong gia đình cũng cho biết là anh trai của anh vẽ còn đẹp hơn, nhưng anh đi tu nên chỉ thỉnh thoảng mới về nhà. Chúng tôi cảm ơn anh Đoàn đã giúp chúng tôi hiểu thêm về nghề làm quạt truyền
Chàng Sơn fan villageChàng Sơn fan villageChàng Sơn fan village

Old ladies are going to visit a sick person who lives inside this alley. Only old ladies in the countryside still wear turbans on their heads. Some have black teeth as well.
thống của làng Chàng Sơn. Tiếc rằng hôm nay mọi người nghỉ để chuẩn bị Đại Lễ vào ngày hôm sau nên chúng tôi không được tham quan xưởng và mua những chiếc quạt làm kỷ niệm.

Bên ngoài ngõ nhà anh Đoàn, mọi người đang chăng cờ hoa và dán chữ để chuẩn bị cho ngày 10/10. Không chỉ hiểu thêm về một làng nghề truyền thống của Hà Nội và thư giãn với khung cảnh làng quê vào ngày cuối tuần, chúng tôi còn rất cảm động vì sự thân thiện của người dân ở cả hai ngôi làng mà chúng tôi đã tới thăm.


Additional photos below
Photos: 24, Displayed: 24


Advertisement

Harvest in Chuà Thầy pagoda areaHarvest in Chuà Thầy pagoda area
Harvest in Chuà Thầy pagoda area

Outside a house in the pagoda area.
A house in Chàng Sơn villageA house in Chàng Sơn village
A house in Chàng Sơn village

Nice decoration before big celebration on 10/10/10 (Hanoi 1000th year anniversary)
Corn stalks are dried along the roadCorn stalks are dried along the road
Corn stalks are dried along the road

They are used as burning material for cooking at home.
Mr. Đoàn at his working roomMr. Đoàn at his working room
Mr. Đoàn at his working room

Mr. Đoàn is one of the sons of the famous artist (Mr. Mơ) in Chàng Sơn fan village. They are famous for making very large fans with special paintings. (Anh Dương Văn Đoàn, con trai của nghệ nhân Dương Văn Mơ tại căn phòng làm việc có các bức tranh vẽ trên quạt)
Preparation for big celebration next dayPreparation for big celebration next day
Preparation for big celebration next day

Young people in Chàng Sơn fan village are pasting yellow letters onto the red banner. Next day (10/10/10) would be the 1000th year anniversary of Hanoi city.
A Christian family in Chàng Sơn fan villageA Christian family in Chàng Sơn fan village
A Christian family in Chàng Sơn fan village

We visited house of Mr. Mo (famous artist for making large fans) and were surprised to know they are Christians.
One of temples at the siteOne of temples at the site
One of temples at the site

We walked along the village road with two local women who guided us. This is one of the temples in the pagoda area.
Chàng Sơn fan villageChàng Sơn fan village
Chàng Sơn fan village

My English friend Ned and children in the village.
Altar inside Chuà Thầy pagodaAltar inside Chuà Thầy pagoda
Altar inside Chuà Thầy pagoda

This is one of the oldest pagodas in Vietnam. It was built in the 11th century.
Map of Chuà Thầy pagodaMap of Chuà Thầy pagoda
Map of Chuà Thầy pagoda

There are many sites to see at the pagoda, including temples on the mountains and caves. The countryside landscape is great with yellow rice fields during the harvest, lakes and small houses.


13th October 2010

Interesting
Very-Very Interesting...:) :)
14th October 2010

Nice!
Nice modeling once again my friend :)
15th October 2010

interesting place
Thanks HaHong. It sounds like a beautiful place. Maybe I'll get the chance to go there next visit. I love the way you come up with all theses different places around Hanoi, and give interesting information about them.

Tot: 0.114s; Tpl: 0.016s; cc: 12; qc: 32; dbt: 0.0739s; 1; m:domysql w:travelblog (10.17.0.13); sld: 1; ; mem: 1.2mb